agribank-vietnam-airlines

Cần thêm cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

Hạ Chi
Hạ Chi  - 
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần thêm nhiều cơ chế khuyến khích, ưu tiên các dự án xanh cũng như thúc đẩy tín dụng xanh trong thời gian tới.
aa
Quyết tâm thúc đẩy tín dụng xanh Ngân hàng trước trách nhiệm xanh hóa hoạt động cho phát triển bền vững Ngân hàng gấp rút vào cuộc cho vay xanh

Ông có nhận định thế nào về tín dụng xanh tại Việt Nam hiện nay?

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng tất yếu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26 và gần đây là tiếp nối tại COP28. Thời gian qua, Chính phủ cùng các ngành đã khẩn trương cụ thể hóa cam kết trên.

Cần thêm cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân

Ngân hàng giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế, vì vậy để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế xanh, nguồn vốn của các TCTD đóng vai trò rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các TCTD đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tín dụng xanh.

Theo thống kê, có 43 TCTD ở Việt Nam tham gia hoạt động cấp tín dụng xanh. Hiện nay cho vay các dự án xanh đã trở thành trọng tâm chiến lược của các ngân hàng. Nhiều TCTD đã ban hành quy định nội bộ về rủi ro môi trường và tác động xã hội. Theo thống kê, khoảng 80 - 90% ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ ESG trong hoạt động; gần 50% thành lập bộ phận quản trị rủi ro cho bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các nhà băng cũng tích cực tiếp cận với nguồn vốn quốc tế để cho vay lĩnh vực xanh.

Tuy nhiên, so với kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh hiện nay chưa cao, mới chiếm 4,6% tổng dư nợ nền kinh tế. Như vậy còn cách khá xa mục tiêu 10% vào cuối năm 2025.

Nguyên nhân nào dẫn đến tăng trưởng tín dụng xanh còn khá khiêm tốn, thưa ông?

Những dự án xanh ở Việt Nam tuy đã phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn. Các chính sách khuyến khích kinh tế xanh chưa thực sự tạo động lực để doanh nghiệp phát triển dự án. Vì thế, nguồn dự án để các TCTD tiếp cận cho vay cũng có phần hạn chế.

Về phía các TCTD cũng đối mặt nhiều khó khăn để đẩy mạnh tín dụng xanh. Đầu tiên đó là thời gian cho vay dự án xanh dài, quy mô vốn lại lớn, có thể gặp rủi ro chính sách. Đơn cử như với các dự án năng lượng tái tạo, phải đầu tư rất nhiều, tính mạo hiểm của dự án cao…

Cơ chế để khuyến khích các TCTD đầu tư vào lĩnh vực này cũng chưa nhiều. Ví dụ, chưa có cơ chế ghi nhận trong quá trình đánh giá, xếp hạng đối với TCTD có thành tích tốt trong hoạt động cấp tín dụng xanh, cũng như vấn đề hỗ trợ nguồn vốn, tiếp cận nguồn vốn để khuyến khích các TCTD đẩy mạnh tín dụng xanh. Ngoài ra, các TCTD cũng gặp khó khi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng liên quan các vấn đề môi trường xã hội nhìn chung còn hạn chế. Bên cạnh đó, vẫn còn TCTD chậm triển khai, chưa xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chưa có đơn vị, bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro với mảng này…

Vậy, theo ông cần có những chính sách như thế nào để thúc đẩy tín dụng xanh?

Thời gian tới, cần có cơ chế và chính sách khuyến khích cho lĩnh vực xanh, tín dụng xanh. Có thể cân nhắc nhiều biện pháp khuyến khích về thời hạn, chi phí vốn vay, ưu tiên khi xét room tín dụng… Đồng thời, sớm hoàn thiện khung pháp lý, chính sách tổng thể liên quan đến triển khai tài chính bền vững nói chung và tín dụng xanh nói riêng. Nhiều TCTD chưa triển khai tốt do chưa có danh mục về phân loại dự án xanh để làm căn cứ cho vay.

Các TCTD, phải có chính sách và chiến lược về tín dụng xanh riêng biệt, đa dạng hóa sản phẩm, tích hợp các rủi ro môi trường vào khung quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống dữ liệu môi trường xã hội đồng bộ để công bố thông tin minh bạch, nâng cao năng lực cho nhân viên, thực hiện các mô hình chịu đựng các rủi ro khí hậu...

Về dài hạn, cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh. Từ đó vừa tránh phụ thuộc vừa giảm gánh nặng quá lớn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Xin cảm ơn ông!

Hạ Chi

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data