Cần thêm các giải pháp để khơi thông các nguồn lực xã hội
Từ đầu năm đến nay, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, ông đánh giá thế nào về động thái này trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
![]() |
Trong 6 tháng đầu năm 2023, mặc dù mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, các Ngân hàng trung ương tiếp tục duy trì CSTT thắt chặt và phát tín hiệu tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong nước tình hình lạm phát có xu hướng chậm lại, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, NHNN đã liên tục 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục xu hướng gia tăng như nêu trên. Qua đó, NHNN tiếp tục phát tín hiệu mạnh mẽ và nhất quán về định hướng điều hành giảm lãi suất của NHNN, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn. Trên cơ sở đó các TCTD giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho TCTD phấn đấu, nỗ lực giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Trên cơ sở chỉ đạo, điều hành của NHNN, đến nay, lãi suất cho vay đã giảm. Với độ trễ chính sách sau 4 lần điều chỉnh giảm liên tiếp lãi suất điều hành của NHNN, đồng thời các TCTD cũng đưa ra cam kết giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
![]() |
Cầu thế giới suy giảm đã tác động tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất, từ đó làm giảm nhu cầu tín dụng |
Xin ông cho biết vì sao vừa qua NHNN quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng?
Từ đầu năm đến nay, NHNN điều hành các công cụ CSTT để duy trì thanh khoản dồi dào, sẵn sàng cung ứng đủ vốn phục vụ cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, liên tục điều chỉnh giảm 4 lần lãi suất điều hành; ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới, chỉ đạo các TCTD rà soát đơn giản hóa thủ tục cho vay. Theo đó, công tác điều hành CSTT của NHNN đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kiểm soát lạm phát, duy trì thanh khoản dồi dào, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định.
Về điều hành tăng trưởng tín dụng, năm 2023, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn so với kịch bản đề ra, GDP 6 tháng đầu năm tăng 3,72% – là mức tăng thấp từ 2011 đến nay; đồng thời lạm phát có dấu hiệu tăng chậm.
Trong khi trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản khó khăn, vốn giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm so với kế hoạch… Do đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ngày 10/7/2023 NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14% nhằm cung ứng thêm vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD được NHNN thực hiện trên cơ sở đề nghị của TCTD, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống TCTD.
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, xin ông cho biết định hướng điều hành và các giải pháp trong thời gian tới của NHNN?
Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở rộng và hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, cùng với tiến trình hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với công tác điều hành. Nhất là trong giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường như hiện nay. Do đó, hiện đại hóa công tác điều hành CSTT tiệm cận chuẩn mực và thông lệ quốc tế luôn được NHNN xác định là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Để hiện đại hóa khuôn khổ điều hành CSTT, trong đó có công tác điều hành tín dụng tại Việt Nam cần lộ trình khoa học, đảm bảo phù hợp với trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đó, việc hiện đại hóa công tác điều hành CSTT phải tính đến các yếu tố đặc thù của nền kinh tế như nền kinh tế có độ mở lớn, thị trường tài chính, tiền tệ ở giai đoạn đầu phát triển nên các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng nên gia tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tâm lý kỳ vọng của thị trường cần được củng cố và neo vững,… Thực tế này đặt ra thách thức rất lớn cho quá trình hiện đại hóa công tác điều hành CSTT.
Như đề cập ở trên, trong bối cảnh các nguồn vốn của nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn, việc NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD sẵn sàng cung ứng thêm nguồn vốn trong ngắn hạn cho nền kinh tế, qua đó góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trước mắt cho quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh. Đồng thời, NHNN cũng tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Ngoài ra, để bổ trợ cho nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng, song song với các giải pháp, chính sách được ngành Ngân hàng triển khai nêu trên, cũng cần có các giải pháp triển khai đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương để góp phần khơi thông các nguồn lực xã hội. Qua đó sớm đưa các nguồn vốn của nền kinh tế vào phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, xã hội cụ thể như: Xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp để tạo kênh huy động vốn cho nền kinh tế, đẩy mạnh cầu tín dụng; Cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn thị trường trái phiếu doanh nghiệp; Nghiên cứu nâng cao hiệu quả cơ chế bảo lãnh DNNVV nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV...
Thời gian tới, NHNN tiếp tục bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời theo dõi, rà soát tình hình tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống những tháng cuối năm để có giải pháp điều hành phù hợp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
