Cần tăng nguồn lực cho các nước nghèo nhất
Adeyemo đưa ra quan điểm này khi được các nhà lập pháp hỏi về khả năng tân chính phủ Mỹ chấp thuận phân bổ mới về Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - đơn vị tiền tệ quy ước của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ đó sẽ cho phép các nước giàu cung cấp thêm các nguồn lực để hỗ trợ cho các nước nghèo hơn. Theo thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren, chính quyền của Trump trước đây đã chặn việc phát hành SDR mới, nhưng bà hy vọng chính quyền Biden sẽ đảo ngược quan điểm này.
“Tôi hy vọng Bộ Tài chính sẽ sớm đưa ra cam kết cung cấp về sự hỗ trợ quan trọng này”, bà Elizabeth Warren nói. “Đại dịch này sẽ không thể kết thúc đối với nước Mỹ cho đến khi nó kết thúc đối với tất cả mọi người và nền kinh tế Mỹ cũng không phục hồi hoàn toàn cho đến khi nền kinh tế của các quốc gia khác cũng đứng vững trở lại”.
![]() |
Ảnh minh họa |
Về phía mình, ông Adeyemo thể hiện sự đồng thuận khi cho rằng: “Việc cung cấp nguồn tài chính cho một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới sẽ rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta nếu muốn đảm bảo rằng, Covid-19 không phải là thứ tiếp tục gây ảnh hưởng đến nước Mỹ”. Tuy nhiên, ông Adeyemo không đưa ra chi tiết về quy mô cũng như cách thức cung cấp viện trợ sẽ như thế nào và cho đến nay, các quan chức Mỹ cũng chưa có thông báo mang tính chính thức và chắc chắn nào về khả năng phân bổ SDR mới.
Italia - trên cương vị Chủ tịch G20 năm 2021 - đang thúc đẩy phân bổ khoản SDR trị giá 500 tỷ USD và động thái này đã nhận được sự đồng thuận của Pháp, Đức và một số nước lớn khác. Hiện vẫn chưa rõ liệu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen có ủng hộ việc phân bổ SDR mới trong cuộc họp với các quan chức tài chính G20 khác vào ngày thứ Sáu này hay không. Tuy nhiên trong trao đổi với lãnh đạo NHTW Italia hôm thứ Ba vừa qua, bà Yellen khẳng định Washington sẽ hợp tác chặt chẽ với Italia trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 để đảm bảo đạt được các ưu tiên chung, trong đó có việc nỗ lực chấm dứt đại dịch Covid-19 và tăng cường hỗ trợ cho các nước thu nhập thấp.
Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva đã từng đưa ra đề xuất phân bổ SDR sớm để hỗ trợ các nước đối phó với đại dịch Covid-19 nhưng vấp phải sự phản đối từ Hoa Kỳ - cổ đông lớn nhất của IMF - vì chính quyền của ông Trump khi đó cho rằng, động thái như vậy sẽ cung cấp ít viện trợ cho các quốc gia cần tới SDR nhất.
Hiện nay, các nhóm xã hội dân sự và các nhà lãnh đạo tôn giáo đang thúc giục Washington từ bỏ sự phản đối này, cho rằng việc ban hành SDR mới sẽ giúp cung cấp nguồn lực khẩn cấp cho các nước nghèo mà hầu như không tốn kém gì. Đơn cử, trong một bức thư gửi đi hôm thứ Ba vừa qua, Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ và một liên minh các nhóm đức tin đã thúc giục chính quyền của ông Biden ủng hộ khoản phát hành SDR trị giá 3 nghìn tỷ USD để giúp các nước nghèo bị tàn phá bởi Covid-19.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
