Cần tăng cường năng lực cung cấp điện
Hệ thống lưới điện Việt Nam đang chịu nhiều áp lực về đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt sau năm 2020 khi cả nước không có nhiều nguồn đưa vào khai thác mới, thì việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo và điện mặt trời mái nhà được xem là một trong những giải pháp quan trọng góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo vô tận trên cả nước nói chung, nhất là tại khu vực miền Trung và miền Nam.
![]() |
Ảnh minh họa |
Với định hướng phát triển nền kinh tế xanh bền vững, phù hợp với những cam kết quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045, Chính phủ đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo như Quyết định 11/2017/QĐ-TTg; Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời; Quyết định số 37/39 về cơ chế phát triển điện gió… Từ đó đã thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo này.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo thời gian qua khiến hạ tầng lưới điện truyền tải đã không theo kịp tốc độ của các dự án năng lượng tái tạo, dẫn đến các dự án điện gió, điện mặt trời quy mô nối lưới ở một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận đã không giải toả hết 100% công suất ở một số thời điểm nhất định.
Mặc dù điện mặt trời mái nhà không gây ô nhiễm môi trường, rất tiềm năng và dễ lắp đặt nhưng do chi phí đầu tư ban đầu còn khá cao, vì chưa có sự tham gia hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức tài chính. Thêm nữa, dù thị trường sản phẩm, dịch vụ điện mặt trời khá đa dạng nhưng do chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể đang gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp muốn đầu tư.
Hiện, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam đạt khoảng 55.000 MW. Nếu tính cả các nguồn dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2020 khoảng 4.300 MW, mới đạt gần 60.000 MW. Trong khi theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đến năm 2025, công suất nguồn điện của hệ thống phải đạt 90.000 MW. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm Việt Nam cần bổ sung thêm 5.000 MW các loại.
Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Công thương đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các dự án năng lượng tái tạo nối lưới theo hướng công bằng, minh bạch, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển, khai thác hết lợi thế, tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nhiều cơ chế chính sách mới đang được bộ lấy ý kiến như cơ chế đấu thầu các dự án điện năng lượng tái tạo nối lưới; cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải; hay các vấn đề liên quan đến quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật lắp đặt, an toàn của sản phẩm, dịch vụ điện mặt trời mái nhà…
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
