agribank-vietnam-airlines

Cần hạn chế tiêu dùng tiền mặt, để phòng ngừa tham nhũng hiệu quả hơn

Phương Linh
Phương Linh  - 
Tiếp tục Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV, ngày 26/10/2020, Quốc hội thảo luận trực tuyến về công tác tư pháp và công tác phòng, chống tham nhũng. Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn thay vì để xảy ra sự việc mới đi xử lý.
aa
can han che tieu dung tien mat de phong ngua tham nhung hieu qua hon Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020
can han che tieu dung tien mat de phong ngua tham nhung hieu qua hon Phòng, chống tham nhũng phải hiệu quả hơn nữa
can han che tieu dung tien mat de phong ngua tham nhung hieu qua hon
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung thảo luận về công tác tư pháp và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020

Cho ý kiến về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020, đa số đại biểu đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ các các cơ quan liên quan trong công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được tăng cường; “tham nhũng được kiềm chế, từng bước được ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng tình hình tham nhũng “vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện” và cho rằng, bên cạnh tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc thì tình hình tham nhũng vẫn chủ yếu xảy ra ở một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhạy cảm như quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài sản công; xuất hiện tình trạng lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để tham nhũng; xuất hiện tham nhũng trong việc thực hiện xã hội hóa, tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; tội phạm tham nhũng có tổ chức, xuyên quốc gia, tham nhũng thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam; bảo kê cho xã hội đen, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm…

Đại biểu Trần Văn Mão, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, cho rằng tội phạm tham nhũng đã và đang diễn ra tinh vi, nghiêm trọng ở các lĩnh vực, đặc biệt ở những lĩnh vực tài chính, thuế, đất đai, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và các lĩnh vực nhạy cảm khác mà dư luận, cử tri, báo chí phản ánh nhiều lần, đòi hỏi cơ quan chức năng và chính phủ cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, tránh tạo kẽ hở để các đối tượng trục lợi. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải tổng kết, đánh giá, nhận diện vấn đề này để dự báo đúng tình hình tham nhũng và đề ra giải pháp phòng, chống hiệu quả, sát với tình hình thực tế.

Cùng quan điểm này, đại biểu Lý Tiết Hạnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đánh giá cao thời gian qua Chính phủ và các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, đại biểu đặt câu hỏi vì sao Báo cáo của cơ quan tư pháp cũng cho rằng loại tội phạm tham nhũng vẫn chưa phản ánh đúng, đầy đủ thực trạng này. Việc phân tích làm rõ nguyên nhân chính làm cơ sở để đưa ra giải pháp hiệu quả quyết liệt hơn để giải quyết tình trạng này vẫn chưa được Chính phủ nêu lên trong báo cáo.

Đánh giá cao thời gian qua các cơ quan như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân rất quyết liệt trong công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về kinh tế và tham nhũng, được cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, nêu con số công tác thu hồi tiền, tài sản từ các vụ án tham nhũng mới chỉ đạt trên 43%, khoảng 15.000 tỷ đồng. Đại biểu đề nghị cần hoàn thiện chế tài ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm kinh tế, tham nhũng, lãng phí, kiến quyết thu hồi tài sản do chiếm đoạt, tham nhũng, kịp thời công khai cho cử tri và nhân dân biết những vụ việc nghiêm trọng đã và đang xử lý.

Để công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiệu quả hơn, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy đề xuất Chính phủ cần sớm triển khai đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tốt, kịp thời các dịch vụ hành chính công, đẩy mạnh dịch vụ mua sắm bằng giao dịch điện tử, nhằm hạn chế tiêu dùng tiền mặt, phòng ngừa tham nhũng hiệu quả hơn. Tăng cường công khai, minh bạch trong lĩnh vực mua sắm tài chính công, định giá, đấu thầu đất đai, tài nguyên, đấu thầu xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, kể cả việc chi trả đền bù giải tỏa đất cho nhân dân… Đại biểu cũng đề nghị xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị địa phương, thanh tra chuyên ngành nếu để xảy ra sự việc nhũng nhiễu kéo dài, bao che cho sai phạm, kể cả sai phạm.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, các ý kiến đại biểu quốc hội đánh giá cao sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng, nhờ vậy công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh bài bản hơn. Công tác thanh tra, kiểm toán, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng tiếp tục được tăng cường. Nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng kinh tế có nhiều tiến bộ hơn.

Quốc hội tán thành với đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng năm 2020 đang được kiềm chế, từng bước được ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Qua đó tạo được sự đồng thuận, củng cố lòng tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng còn một số bất cập được đại biểu quốc hội quan tâm, như công tác hoàn thiện thể chế, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực còn bất cập. Việc thực hiện các quy định về định mức, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Tình trạng lợi dụng sơ hở của cơ chế, chính sách để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân, doanh nghiệp nhóm lợi ích, bảo kê vẫn diễn ra, xuất hiện tình trạng lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để trục lợi tham nhũng, gây bức xúc, bất bình trong xã hội. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng còn một số hạn chế, số vụ án được phát hiện, điều tra, truy tố vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng.

"Năm 2020 tiếp tục xảy ra một số vụ việc tiêu cực ngay trong một số cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật và lòng tin của nhân dân", Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Phương Linh

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data