Cần cú hích phát triển cụm công nghiệp
Hà Nội: Thành lập Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp quận Hà Đông Phát triển cụm công nghiệp: Tháo gỡ khó khăn về chính sách |
Theo Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023), có 38 CCN trong đó có 17 CCN đã có trong quy hoạch trước. Hiện tỉnh đã thành lập được 15 CCN với diện tích 705,05 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng phê duyệt 5.394,529 tỷ đồng. Song việc phát triển các CCN còn gặp không ít khó khăn khi diện tích đất được giải phóng mặt bằng chỉ đạt 23,69%. Thời gian để nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục như đất đai, xây dựng, môi trường… sau khi được UBND tỉnh quyết định giao chủ đầu tư để tiến hành xây dựng kéo dài làm ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư hoạt động sản xuất trong CCN.
![]() |
Phối cảnh CCN Tiên Cường II Hải Phòng |
Ngay cả một địa bàn vốn có nhiều lợi thế như Hải Phòng, câu chuyện phát triển các CCN cũng không dễ dàng. Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023) định hướng đến năm 2030 xác định, trên địa bàn thành phố sẽ có 36 CCN. Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay mới thành lập thêm 7 CCN, song chỉ có 3 CCN (Tiên Cường II, Đại Thắng, Giang Biên) đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong quý II/2024; 4 CCN còn lại đang thực hiện các thủ tục phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Việc thực thi thêm khó khăn khi thủ tục thành lập CCN vẫn còn vướng mắc trong việc áp dụng quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý, phát triển CCN. Điều này dẫn đến thực tế, hiện nay thành phố Hải Phòng đang thực hiện thủ tục kép: Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và thủ tục thành lập CCN theo quy định của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP.
Hay như tại một số CCN hình thành trước khi có Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý CCN, hiện không có chủ đầu tư dẫn đến công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, một số CCN chưa có công trình xử lý nước thải theo quy định, chất lượng các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN nhìn chung là thấp.
Cùng với đó, khá nhiều CCN dù phù hợp với các Quy hoạch liên quan và có nhà đầu tư đăng ký nhưng chưa thể thành lập do vướng quy định về tỷ lệ lấp đầy theo quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2024, thay thế Nghị định 68/2017/NĐ, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP trên cơ sở kế thừa các quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP), về cơ bản đã giải quyết được sự chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đất đai, đầu tư, đầu tư công, xây dựng liên quan đến CCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh, thành có thể thành lập thêm các CCN theo phương án phát triển CCN.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển CCN, Sở Công Thương Hải Phòng đề nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ xem xét, ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm, Luật Công nghiệp hỗ trợ và ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN. Đồng thời, đề xuất Chính phủ xem xét ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các CCN (chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, quy mô nhỏ và vừa) tương tự như các ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp; Có cơ chế hỗ trợ đối với các CCN hiện trạng không thể chuyển giao chủ đầu tư sang cho doanh nghiệp để hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng và duy trì hoạt động của CCN.
Sở Công Thương Hải Phòng cũng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cơ quan có thẩm quyền quy định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để giảm bớt thủ tục hành chính và đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN.
Sở Công thương tỉnh Hòa Bình cũng đề xuất cần tăng cường công tác rà soát các quy định của pháp luật về đất đai; chính sách đất đai; chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng; giá thuê đất… để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn; tiếp tục hoàn thiện các văn bản triển khai, hướng dẫn chỉ đạo của địa phương về đất đai cho các tổ chức cá nhân tìm hiểu đầu tư trên địa bàn…
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
