Cần cơ chế thúc đẩy khai thác dầu khí
Tháng 2/2022, tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước xuất hiện một số điểm sáng, cho thấy tín hiệu phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, bức tranh tổng thể vẫn còn nhiều khó khăn, rủi ro khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, cạnh tranh chiến lược giữa các nước làm gia tăng áp lực lạm phát, đẩy nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu lên cao.
Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Petrovietnam chia sẻ, với sự chủ động trong công tác dự báo, linh hoạt trong điều hành, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, nắm bắt xu hướng giá dầu trên thị trường, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã thúc đẩy các giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản lượng trong điều kiện cho phép. Kết quả: Khai thác dầu tháng 2 đạt 0,84 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch; lũy kế 2 tháng đạt 1,78 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch. Sản xuất xăng dầu, đạm và các sản phẩm khác vượt kế hoạch đề ra; sản xuất điện, khí gia tăng so với tháng trước.
![]() |
Cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí cần có chủ trương nhất quán và ổn định |
Trước tình hình căng thẳng giữa Nga - Ukraine, ngành năng lượng Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn/rào cản trong tương lai, cũng như các rủi ro tiềm ẩn trước những biến động, thay đổi nhanh chóng của thị trường. Vì vậy hiện công tác ngoại giao dầu khí với các nước (Rumani, Australia...) đang tiếp tục được triển khai hiệu quả, ông Hùng cho biết thêm.
Ở nước ta hiện nay, hầu hết các mỏ dầu khí chủ đạo đều đang suy giảm sản lượng (Bạch Hổ, cụm mỏ Sư Tử, Tê Giác Trắng, Lan Tây…), đòi hỏi phải đầu tư thêm các giải pháp công nghệ để tận khai thác (tận thu hồi dầu). Trong khi đó, các mỏ mới được đưa vào khai thác chậm do thiếu vốn, vướng mắc các thủ tục đầu tư, rất khó khăn để duy trì và gia tăng sản lượng khai thác, mở rộng thăm dò. Các mỏ/vỉa mới dự kiến đưa vào khai thác phần lớn là mỏ/vỉa có cấu tạo phức tạp, trữ lượng nhỏ.
Do đó, giai đoạn từ nay đến 2025 dự kiến sản lượng dầu trong nước tiếp tục suy giảm, nếu không có cơ chế ưu đãi đầu tư phù hợp để đưa vào phát triển các phát hiện đã được tìm thấy trong giai đoạn trước, cũng như tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ mới.
Để làm được điều này, cần tích cực triển khai công tác thăm dò khai thác và phát triển mỏ để khai thác nguồn tài nguyên dầu khí sớm nhất. Chú ý phát triển và đưa các mỏ đã có phát hiện dầu, khí vào khai thác sớm trong điều kiện lợi thế cạnh tranh của nhiên liệu hóa thạch đang bị suy giảm theo thời gian, đặc biệt là dầu thô; song song với đó nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguồn khí tự nhiên có hàm lượng CO2 cao để có thể nhận lợi ích đồng thời từ việc sử dụng nguồn hydrocabon, sử dụng CO2 và chứng chỉ giảm phát thải.
Theo TS. Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm cho sự thành công của ngành công nghiệp khí là tính đồng bộ về thời gian, kế hoạch, trình tự hoàn thành các khâu. Hiệu quả toàn dự án là hiệu quả chuỗi, tích hợp từ khâu khai thác đến phân phối và hộ tiêu thụ cuối cùng. Sự chậm trễ và tính không đồng bộ, thiếu sự chỉ đạo quyết đoán từ cơ quan quản lý Nhà nước sẽ làm mất yếu tố thời cơ, gây thiệt hại không đáng có.
Về lâu về dài, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí nhằm tận thu nguồn tài nguyên quốc gia trong điều kiện chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh chóng, bao gồm: Chính sách cho hoạt động nghiên cứu áp dụng các giải pháp nâng cao thu hồi dầu, khí tại các mỏ; khai thác mỏ nhỏ/cận biên; tận dụng khai thác các mỏ do nhà thầu nước ngoài trả lại vì lý do kinh tế. Cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí cần có chủ trương nhất quán và ổn định cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí; xây dựng nguồn quỹ phù hợp với tìm kiếm thăm dò; kiện toàn khung pháp lý về dầu khí theo hướng tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư triển khai công việc trong tình hình mới, tránh chồng chéo với các quy định khác.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
