agribank-vietnam-airlines

Cân bằng cung ứng vốn với kiểm soát rủi ro

Minh Khuê thực hiện
Minh Khuê thực hiện  - 
Hiện vay tiêu dùng chủ yếu là thông qua tín chấp, vì vậy các ngân hàng phải cân bằng được giữa việc đẩy mạnh cung ứng vốn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân với câu chuyện kiểm soát chặt chẽ rủi ro về tín dụng.
aa
can bang cung ung von voi kiem soat rui ro
TS. Nguyễn Trí Hiếu

Giới chuyên gia nhìn nhận, việc tái khởi động nền kinh tế thông qua kích cầu thị trường nội địa rất cần sự tham gia của tín dụng tiêu dùng. Trong trao đổi với Thời báo Ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính cũng cho rằng, dịch bệnh đã khiến cho nhiều người dân lâm vào cảnh mất việc làm, mất thu nhập nên nhu cầu vay ở những đối tượng này tăng lên tương đối. Tuy nhiên cần phải cân bằng giữa cung ứng vốn với kiểm soát rủi ro.

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện không cao do dịch bệnh làm giảm nhu cầu tín dụng. Vậy ông nhìn nhận thế nào về khả năng tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng?

Đúng là tăng trưởng tín dụng có phần chậm lại trong tháng 8 và được dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục trong tháng 9 do ảnh hưởng mạnh mẽ từ dịch Covid-19. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng toàn Ngành mà NHNN xây dựng từ đầu năm 2021 khoảng 12% (có điều chỉnh với tình hình thực tế) là khả thi. Mặc dù nền kinh tế đang bị tác động mạnh bởi dịch bệnh, nhưng nhu cầu về vốn cũng tăng nhanh trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

Hiện trên thị trường cũng ghi nhận sự nỗ lực của nhiều NHTM cũng như các công ty tài chính trong việc đưa ra các gói tín dụng kích cầu tiêu dùng, đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại để giải ngân online mà không cần phải gặp mặt khách hàng, giúp khách hàng hàng thuận tiện hơn trong giao dịch.

Vai trò của tài chính tiêu dùng đối với nền kinh tế là không phải bàn cãi, kể cả trong giai đoạn bình thường hay trong bối cảnh dịch bệnh. Khi có dịch, nhiều người dựa vào tín dụng tiêu dùng để có thể trang trải sinh hoạt trong đời sống như mua sắm, giáo dục, viện phí… Tín dụng tiêu dùng sẽ phục hồi tốt trong tương lai, nhất là sau khi chúng ta kiểm soát được dịch.

Vì vậy, các TCTD cần đưa ra được những chính sách đáp ứng được với nhu cầu, môi trường tiêu dùng mới của người dân, việc này sẽ đồng thời làm giảm đi đáng kể tín dụng đen.

Ở thời điểm này, làm sao để vừa hỗ trợ được nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, song vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng, thưa ông?

Hỗ trợ khách hàng cá nhân là điều mà các ngân hàng cần làm. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng là điều tôi muốn lưu ý. Hiện vay tiêu dùng chủ yếu là thông qua tín chấp, vì vậy các ngân hàng phải cân bằng được giữa việc đẩy mạnh cung ứng vốn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân với câu chuyện kiểm soát chặt chẽ rủi ro về tín dụng. Muốn vậy cần chú trọng vào xét duyệt hồ sơ vay vốn và công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay…

Đối với một số đối tượng khách hàng lâu năm, có lịch sử trả nợ tốt nhưng vì dịch bệnh mà thu nhập của họ bị ảnh hưởng. Nếu các ngân hàng đánh giá tình hình tài chính của khách hàng đó có khả năng cải thiện trong tương lai nếu kinh tế phục hồi thì có thể xem xét để điều chỉnh điều kiện vay hạ xuống một chút để hỗ trợ những đối tượng này. Đương nhiên, điều này sẽ phải đi cùng với việc ngân hàng tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; đồng thời bố trí nguồn vốn triển khai các gói sản phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống của khách hàng.

Thị trường gần đây ghi nhận một số thương vụ ngân hàng bán vốn các công ty tài chính cho đối tác nước ngoài. Quan điểm của ông về động thái này?

Hai thương vụ khá nổi bật là VPBank bán 49% cổ phần của FE Credit - con gà đẻ trứng vàng của ngân hàng - cho Sumitomo Mitsui và mới gần đây là SHB ký thoả thuận chuyển nhượng 50% vốn tại SHB Finance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan – một thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG (Nhật Bản), 50% vốn còn lại tiếp tục được chuyển nhượng sau ba năm.

Việc chuyển nhượng vốn công ty tài chính của một số nhà băng cho nhà đầu tư ngoại thời gian gần đây cho thấy, đối tác ngoại khá quan tâm tới thị trường Việt Nam. Rõ ràng Việt Nam là một thị trường mà lĩnh vực tiêu dùng còn rất giàu tiềm năng, khi có dân số lớn và tín dụng tiêu dùng qua kênh chính thống vẫn còn khá hạn chế.

Các ngân hàng bán vốn công ty tài chính cho đối tác ngoại giúp mở rộng quy mô cũng như nâng cao tiềm lực tài chính để khai thác tốt hơn mảnh đất màu mỡ này trong tương lai. Thống kê cho thấy dư nợ tín dụng tiêu dùng đến cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng - chiếm khoảng 20% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012.

Tiềm năng là có, song tôi cũng cho rằng các nhà đầu tư ngoại sẽ càng thận trọng trong năm tới trước diễn biến dịch bệnh vẫn khó lường, lựa chọn kỹ lưỡng những đối tác ngân hàng Việt Nam thật sự uy tín, có năng lực tài chính và quản trị rủi ro hiệu quả để khai thác tối đa tiềm năng tài chính tiêu dùng ở Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Minh Khuê thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data