Cam kết bình ổn hàng hóa dịp cuối năm
![]() | Bình ổn thị trường trong mùa mưa lũ |
![]() | TP.HCM dự tính điều chỉnh tăng giá thịt lợn bình ổn |
![]() | Chung tay bình ổn thị trường |
Theo dự báo thì nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong dịp cuối năm sẽ tăng mạnh, cũng đồng nghĩa với khả năng tăng giá nhiều mặt hàng. Để bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, các DN đã chủ động nguồn cung và cam kết bình ổn giá thị trường. Sở Công thương Hà Nội cũng có những giải pháp vận động các siêu thị kéo dài thời gian phục vụ.
![]() |
Lượng hàng hóa tại các siêu thị đang rất dồi dào |
Trên thực tế, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân từ đầu năm đến nay, đặc biệt là bảo đảm nguồn cung các hàng hóa thiết yếu. Trước tình hình đó, mới đây, Bộ Công thương đã có chỉ thị đề nghị các đơn vị liên quan bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Bộ cũng yêu cầu các Sở Công thương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, các DN, đơn vị sản xuất phải chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung đủ để cung cấp cho thị trường với giá cả hợp lý.
Mới đây, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Công văn số 9879/VPKT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Theo đó, yêu cầu Sở Công thương theo dõi, đánh giá nguồn cung, cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động tăng giá cao trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án, hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường.
Trong nhiều năm trở lại đây, Sở Công thương Hà Nội đã thực hiện tốt việc đảm bảo cung ứng hàng hóa cuối năm và phục vụ Tết Nguyên đán, trong đó các DN cũng đã đồng hành cùng thành phố thực hiện việc tích trữ hàng hóa, đảm bảo nguồn cung và giá cả hợp lý. Theo Sở Công thương Hà Nội, dự báo Tết Nguyên đán năm nay, giá trị tổng lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn Thủ đô vào khoảng 31,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019. Trong đó phần lớn là lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng thiết yếu. Trong dịp Tết Nguyên đán, dự kiến lượng hàng hóa tiêu thụ tăng 10-15%. Để kịp thời cung cấp các mặt hàng, Hà Nội duy trì thường xuyên hoạt động của hệ thống thương mại gồm 142 siêu thị, 27 trung tâm thương mại, 1.700 cửa hàng tiện lợi, 455 chợ và 11.382 trang web, sàn thương mại điện tử...
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và để đảm bảo an toàn cho người dân, thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch cân đối cung - cầu, dự trữ, kết nối giao thương, đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng với mức giá bình ổn theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong đó hầu hết các DN phân phối hàng tiêu dùng trên địa bàn đều phát triển các điểm bán lẻ và đẩy mạnh mảng bán hàng online. Đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, mục tiêu phát triển hệ thống BRGMart là đến cuối năm 2020 đạt 100 điểm. Thời gian qua, Tập đoàn BRG đặc biệt chú trọng phát triển lĩnh vực bán lẻ với hệ thống siêu thị/ minimart mang thương hiệu BRGMart nhằm thực hiện mục tiêu kép khi vừa cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm cho người dân trước đại dịch Covid-19, vừa đảm bảo sự tăng trưởng phát triển của DN. BRGMart hiện đang nhập khẩu trực tiếp và phân phối nhiều sản phẩm chất lượng cao giúp đa dạng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng Việt Nam và góp phần bình ổn giá cả trong nước.
Có thể thấy, chương trình bình ổn giá cuối năm và Tết Nguyên đán được triển khai và mở rộng nhóm hàng bình ổn thị trường góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, lượng hàng hóa phục vụ cho dịp cuối năm tại kho của các DN luôn bảo đảm cung ứng đủ cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày. Nhiều đơn vị, DN bán lẻ như Tập đoàn BRG (quản lý hệ thống các siêu thị Hapro, Intimex, SEIKA mart, BRG Mart…), Co.opmart... đã tăng lượng dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu từ 300% đến 500% so với bình thường. Từ nay đến cuối năm, cùng với việc đảm bảo ổn định giá thị trường, sở cũng sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm nạn đầu cơ, găm hàng, lợi dụng chính sách ưu đãi, kích cầu để trục lợi, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả...
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
