Cam Cao Phong: Phát triển thương hiệu từ chỉ dẫn địa lý
![]() | Phổ biến các cam kết trong EVFTA về chỉ dẫn địa lý |
![]() | QTSC: Chỉ dẫn địa lý của ngành CNTT Việt Nam |
![]() | Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Giải pháp gia tăng giá trị nông sản |
Nếu như những năm trước diện tích cam ở Cao Phong (Hòa Bình) liên tục giảm vì đầu ra bấp bênh, chất lượng cam dù rất tốt, nhưng vì chưa xây dựng được thương hiệu, nên giá trị vẫn còn thấp, thì việc gần đây UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện Cao Phong tổ chức quy hoạch lại vùng cam, hướng dẫn người dân sản xuất cam theo mô hình “cam sạch” theo quy trình VietGAP đã mang đến một hình ảnh mới cho sản phẩm này.
Ông Nguyễn Đình Khanh, Phó giám đốc Sở Công Thương Hòa Bình cho biết, từ khi cam Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) chứng nhận “Thương hiệu chỉ dẫn địa lý” năm 2014 đã tạo tiền đề cho sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng trong cả nước và vươn ra thị trường nước ngoài, mang lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện.
![]() |
Ảnh minh họa |
Diện tích trồng và sản lượng cam không ngừng được tăng lên, nếu như vụ mùa năm 2013-2014, diện tích đất trồng cam trên địa bàn toàn huyện chỉ đạt 920ha, sản lượng 10.000 tấn, thì đến thời điểm hiện tại, diện tích đất trồng cam toàn huyện đã lên tới gần 2.000ha, sản lượng gần 20.000 tấn, cao gấp 2 lần so với thời điểm trước khi được công nhận thương hiệu chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, giá bán cũng tăng gấp từ 2-3 lần so với thời điểm chưa có thương hiệu.
“Qua khảo sát, đánh giá, bình quân mỗi ha cam ở Cao Phong cho thu nhập trên 600 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân còn lãi bình quân 400 triệu đồng /vụ, dự kiến giá trị kinh tế mà cây cam mang lại sẽ còn cao hơn nhiều trong những năm tới. Đây thực sự là cây vàng trên đất Cao Phong, một điển hình thành công trong phát triển cây có múi của cả nước”, ông Khanh cho biết.
Cam Cao Phong với những giá trị đặc sắc riêng đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ trên hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Thị trường tiêu thụ cam Cao Phong đang được mở rộng từ khu vực miền Bắc bắt đầu vươn tới các tỉnh, thành phía Nam. Cùng với đó, các kênh tiêu thụ sản phẩm cũng được đa dạng và chuyên nghiệp hóa.
Một số DN lớn đã lập kế hoạch hợp tác phân phối sản phẩm cam Cao Phong. Điển hình như Công ty cổ phần Incomex dự kiến tổ chức bộ máy phân phối tại thị trường Hà Nội; Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã và đang tích cực xúc tiến việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong tới thị trường các tỉnh miền Bắc và một số chợ đầu mối phía Nam thông qua hệ thống siêu thị Hapro.
Được biết tỉnh Hòa Bình đã có quyết định quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí cho việc cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm hướng tới mục tiêu từng bước xây dựng Bộ tiêu chuẩn canh tác thống nhất cho cam Cao Phong, tiến tới xây dựng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap) như đã áp dụng cho các sản phẩm nông sản khác trong cả nước… nhằm từng bước đưa sản phẩm cam bước vào các siêu thị, hướng tới xuất khẩu và mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp chế biến tại địa phương.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
