Các vụ tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng đang tăng nhanh
![]() | Tòa án quá tải, trọng tài vắng vẻ |
![]() | Giải quyết tranh chấp tín dụng: Hòa giải có nhiều lợi thế |
![]() | Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng trọng tài |
“Hơn 5000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang có hoạt động đầu tư, thương mại tại Việt Nam và nhiều trong số đó là các nhà thầu xây dựng. Trong quá trình hợp tác đầu tư không thể tránh khỏi những tranh chấp, nhất là những tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ chế trọng tài đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế này”, ông Sung Bae Ji – Chủ tịch Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc phát biểu tại Hội thảo “Sử dụng hiệu quả trọng tài quốc tế tại Việt Nam và Hàn Quốc trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại và đầu tư”.
Hội thảo do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) và Trung tâm Giải quyết tranh chấp quốc tế Seoul (SIRDC) tổ chức ngày 13/7/2017 tại Hà Nội.
![]() |
Cũng khẳng định vai trò quan trọng của trọng tài, ông Shin Hi-Teak – Chủ tịch Trung tâm Giải quyết tranh chấp quốc tế Seoul lưu ý, trong các quan hệ kinh tế và thương mại, không thể tránh khỏi có những tranh chấp xảy ra. Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam và là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã nhìn thấy tiềm năng phát triển trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Theo đó, nguồn vốn đầu tư của các công ty Hàn Quốc đạt 4,5 tỷ USD, tương đương 35% tổng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Việt Nam hiện là quốc gia nhập khẩu đứng thứ 3 của Hàn Quốc và là nhà xuất khẩu đứng thứ 8 của Hàn Quốc. Con số này thể hiện quan hệ thương mại, đầu tư của 2 quốc gia đã đạt nấc thang mới và đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vì vậy, cần có cơ chế giải quyết hiệu quả.
Nhiều quốc gia châu Á đang nỗ lực xây dựng, cải thiện khung pháp lý về giải quyết tranh chấp của mình. “Ở Hàn Quốc, chúng tôi đã nỗ lực để có nhiều cải tiến đáng kể và đã đạt được một số bước tiến trong lĩnh vực trọng tài, việc thành lập Trung tâm Giải quyết tranh chấp Seoul được coi là một bước tiến quan trọng”, ông Shin Hi-Teak cho biết.
“Sự phát triển kinh tế và thương mại đòi hỏi chúng ta phải chú trọng đến sự phát triển quyền lợi cho các nhà đầu tư ở mỗi nước vì trong giao dịch tại các nước sở tại sẽ không tránh khỏi có những tranh chấp xảy ra và chúng ta phải có cơ sở pháp lý để giải quyết tại những vấn đề này. Một trong những phương pháp giải quyết đó là việc giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài”, ông Cha Ji Hoon - Luật sư điều hành mảng thương mại quốc tế Công ty APEX LLC nhấn mạnh.
Là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam được đánh giá tiếp tục là lĩnh vực có nhiều dư địa phát triển trong cả hiện tại và thời gian tới. Đi kèm với sự phát triển nóng đó là nhu cầu cần đến các phương thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn, hiệu quả được tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này quan tâm bởi đặc thù của loại tranh chấp trong hoạt động này là thường có trị giá tranh chấp rất lớn và tính chất phức tạp.
Riêng ở Việt Nam, các vụ kiện và các tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng ngày một nhiều hơn. Theo kinh nghiệm của các trọng tài quốc tế, tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng là những tranh chấp phức tạp nhất vì nó liên quan đến nhà thầu chính, nhà thầu phụ, chủ đầu tư, có khi liên quan đến cả nhà thiết kế, khách hàng, rồi biến động giá… Số vụ tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng được VIAC giải quyết trong năm 2016 đã nhiều hơn năm 2015 là 15%.
“Thủ tục trọng tài quốc tế sẽ được áp dụng khi ít nhất một bên trong tranh chấp có trụ sở doanh nghiệp đặt bên ngoài lãnh thổ. Nếu chúng ta có bên nước ngoài tham gia vào tranh chấp, thì càng cần phải được giải quyết ổn thoả”, ông Kwon Heehwan - Tổng Thư ký KCAB chia sẻ kinh nghiệm và cho biết nhiều kinh nghiệm của Hàn Quốc sẽ áp dụng khá hiệu quả ở Việt Nam. Hàn Quốc đã có đạo luât về trọng tài quốc tế từ năm 1985, là quốc gia đầu tiên ban hành đạo luật này. Sau đó, năm 1990 và 2006, Hàn Quốc lần lượt đã có những sửa đổi đạo luật trọng tài quốc tế. Về cơ bản, đạo luật trọng tài của Hàn Quốc giống với đạo luật của các nước phát triển tại châu Âu như Mỹ…
Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do đồng nghĩa với việc các giao dịch thương mại xuyên biên giới sẽ tăng lên và cùng với đó là các tranh chấp phát sinh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp là hết sức cấp thiết, Giáo sư Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học pháp lý VIAC cho biết. Khung pháp lý về trọng tài ở Việt Nam cũng đã có sự cải thiện theo từng năm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, các DN Việt Nam đang cần có những kinh nghiệm nhiều hơn về những rủi ro và bài học kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
