agribank-vietnam-airlines

Các quỹ đầu tư củng cố nền tảng thị trường

Huy Ngọc
Huy Ngọc  - 
Trong tháng đầu năm nay, khối ngoại đã mua ròng hơn 3.500 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tiếp tục nối dài chuỗi ngày “gom hàng” kể từ tháng 11 năm ngoái; trái ngược hoàn toàn với sự dè dặt của nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ trong nước.
aa
cac quy dau tu cung co nen tang thi truong Các quỹ đầu tư trái phiếu đẩy mạnh tái cơ cấu danh mục sau biến cố

Nhà đầu tư tổ chức đang “cứu nguy” cho thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và khu vực cận biên nói chung có điểm chung là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chiếm chủ yếu trong cơ cấu giao dịch. Điều đó dẫn tới thị trường thường có sự biến động rất lớn, khi tăng thì tăng rất mạnh, lúc giảm thì giảm rất sâu, và không theo quy luật nào. Tuy nhiên trong năm 2022 nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức đã mua ròng kỷ lục.

Trong tháng đầu tiên của năm 2023, hai quỹ ngoại tên tuổi trên thị trường chứng khoán Việt Nam là V.N.M ETF và FTSE Vietnam ETF tiếp tục gây bất ngờ khi hút tiền rất mạnh với quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể, chỉ trong tháng 1/2023, hai quỹ ETF ngoại này đã hút ròng tổng cộng gần 115 triệu USD (khoảng gần 2.700 tỷ đồng). Trong đó, tỷ trọng phân bổ vào cổ phiếu Việt Nam ước tính khoảng 2.200 tỷ đồng.

cac quy dau tu cung co nen tang thi truong
Ảnh minh họa

Các chuyên gia nhận định, việc uỷ thác đầu tư qua các quỹ, đầu tư qua ETF sẽ là xu thế tất yếu trong tương lai, thay vì đầu tư cá nhân nhỏ lẻ như hiện nay. Bởi giao dịch của các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không ổn định, tâm lý của họ dễ bị dao động và ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực.

Diễn biến của thị trường trong năm qua đã chứng minh cho nhận định trên. Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), lũy kế cả năm 2022, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới gần 2,6 triệu tài khoản chứng khoán. Đây là con số kỷ lục trong 22 năm hoạt động của thị trường. Con số này thậm chí còn vượt qua tổng số lượng tài khoản mở mới của 6 năm từ 2016 đến 2021 cộng lại.

Cùng với sự tăng trưởng của số lượng tài khoản cá nhân, thị trường cũng ghi nhận những phiên giao dịch biến động mạnh, từ đỉnh trong lịch sử 1.500 điểm, VN-Index có lúc đã “thủng đáy” xuống dưới 900 điểm (giữa tháng 11) kết thúc năm chỉ số giảm 32,78% so với cuối năm 2021, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 14 năm và cũng là mức giảm mạnh thứ hai trong lịch sử chỉ sau năm 2008.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán của các nước phát triển thường có sự ổn định cao, nhờ việc nhà đầu tư tổ chức chiếm giá trị thanh khoản lớn khoảng 60-70%. Các nhà đầu tư tổ chức chủ yếu là các quỹ “hedging”, quỹ đầu tư và quỹ ETF. So sánh với Việt Nam thì tỷ lệ các quỹ ETF nội khá thấp, chỉ ở mức 0,29% số lượng mã niêm yết trên thị trường (tỷ lệ này ở Đài Loan - Trung Quốc là 11% và Thái Lan là 1,59%). Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, dòng tiền sẽ có xu hướng tìm đến các quỹ ETF. Nguyên tắc hoạt động của các quỹ thông thường (không phải ETF) là 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu. Các quỹ đầu tư trong năm 2022 áp dụng nguyên tắc này đã ghi nhận lỗ 24%, nghĩa là mô hình trên khiến các quỹ thiệt hại. Cũng vì nguyên nhân này, dòng tiền có xu hướng rút khỏi các quỹ và đến với quỹ ETF. Ngoài lý do tỷ suất sinh lời, ông Minh cho rằng NĐT có khuynh hướng lựa chọn sản phẩm này nhờ chi phí quản lý thấp, tính linh động, đa dạng…

Nguyên tắc của ETF là mua bán theo xu hướng thị trường, biến động theo bộ chỉ số và cũng là một trong các kênh huy động dòng vốn gián tiếp vào thị trường. Một điểm lợi khác là thay vì nhà đầu tư nước ngoài phải đến Việt Nam để mở tài khoản với nhiều công đoạn, quy trình, thì nay họ có thể đầu tư khá nhanh qua các quỹ ETF. Số liệu năm 2022 ghi nhận các quỹ ETF được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh, tỷ lệ giao dịch tăng khoảng xấp xỉ 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy tỷ lệ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò chính đến tính thanh khoản của thị trường và phần lớn giá trị mua ròng nằm ở hơn 72% ở các quỹ ETF.

Thị trường cần cải thiện nội lực

Dù biết ủy thác đầu tư, đầu tư qua ETF là xu thế tất yếu trong tương lai, song các chuyên gia nhìn nhận bản thân thị trường cũng cần cải thiện nhiều yếu tố nội tại. Ông Don Lam, đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Quỹ VinaCapital nhìn nhận, để các quỹ đầu tư nói riêng và thị trường nói chung hút dòng tiền (đặc biệt là dòng vốn ngoại), thị trường Việt Nam phải nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Điều cần cải thiện đầu tiên hiện nay là tính thanh khoản của thị trường. Giai đoạn 2019-2020 thanh khoản ghi nhận đạt vài trăm triệu USD, nhưng sau đó đã có những phiên lên tới hàng tỷ USD/ngày. Nếu thanh khoản có thể lên đến 2-3 tỷ USD thì có thể kích hoạt dòng tiền của nhà đầu tư lớn.

Ông Don Lam khuyến nghị, để cải thiện tính thanh khoản thì cần thêm sản phẩm, cần các doanh nghiệp mới niêm yết lên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, cần có khuôn khổ pháp lý cho quỹ hưu trí độc lập, là yếu tố rất quan trọng để đầu tư dài hạn. “Cần có chính sách khuyến khích nhà đầu tư lẻ vào các quỹ chuyên môn để quản lý thị trường ổn định và lâu dài hơn. Quan trọng nữa là khả năng quản trị, quản lý và minh bạch thông tin phải đi chung với nhau”, Tổng Giám đốc VinaCapital nhận định.

Song, chúng ta cần tăng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì mới đủ điều kiện cho thị trường nâng hạng. “Yếu tố room ngoại đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, khiến số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua vào bị thu hẹp, họ phải trả các khoản phí đắt đỏ nếu muốn đầu tư thêm. Giới hạn sở hữu như vậy khiến tài sản chứng khoán có tính thanh khoản thấp và do đó sẽ bị định giá thấp hơn so với tiềm năng và lợi nhuận của thị trường Việt Nam”, ông Don Lam nói.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Thế Minh, cần thành lập công ty chỉ số trực thuộc Sở giao dịch chứng khoán, tương tự mô hình như Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc) sở hữu 100% công ty Taiwan Index Plus Corporation (TIP) và giao một số chức năng liên quan đến kinh doanh chỉ số cho TIP. Bên cạnh đó, hỗ trợ miễn giảm phí giao dịch tại các quỹ ETF để khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân gia tăng đầu tư tại các quỹ ETF. Phần lớn hiện nay tỷ lệ nắm giữ các quỹ ETF nội vẫn chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ trên 98%.

Huy Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data