Các quốc gia sản xuất dầu mỏ có thể gặp bất ổn
![]() | OPEC sẽ thu hẹp mức cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2021 |
![]() | OPEC cân nhắc việc trì hoãn tăng sản lượng |
![]() |
Các nước sản xuất dầu mỏ đang gặp nhiều khó khăn |
Algeria, Tchad, Iraq và Nigeria sẽ là những quốc gia đầu tiên có thể phải trải qua bất ổn chính trị một khi các nhà sản xuất dầu dự cảm được ảnh hưởng của việc chuyển đổi sang sản xuất năng lượng carbon thấp. Trong báo cáo về Triển vọng rủi ro chính trị năm 2021 được công bố vừa qua, các nhà kinh tế đã đưa ra cảnh báo rằng nếu các quốc gia dầu mỏ không đa dạng hóa nền kinh tế của họ, tránh phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch thì rất có thể sẽ phải đối mặt với “làn sóng bất ổn về chính trị”.
Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, các quốc gia này có thể sẽ tăng tốc trong vòng 3 - 20 năm tới. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận ngắn hạn từ việc xuất khẩu dầu mỏ sẽ dẫn đến tình trạng các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ không thích ứng kịp với những rủi ro do những thay đổi mạnh về tín dụng, chính sách và các quy định liên quan.
Mặc dù một số quốc gia đang tăng cường đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trong ngắn hạn, "mức dầu đỉnh" sẽ có thể đạt được vào năm 2030, nhưng việc chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp trong tương lai sẽ buộc các nước sản xuất dầu phải điều chỉnh hợp lý để thích ứng với các nguồn nhiên liệu đầu vào của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước quá phụ thuộc vào dầu mỏ. Đồng thời, sẽ làm gia tăng các mâu thuẫn lợi ích và bất ổn chính trị là khó tránh khỏi.
Theo báo cáo điều tra của Verisk Maplecroft (Tập đoàn chuyên nghiên cứu kinh tế vĩ mô, rủi ro và xu hướng toàn cầu), kể từ khi giá dầu sụp đổ vào năm 2014, hầu hết các nhà xuất khẩu dầu mỏ đã đình trệ hoặc đảo ngược nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế của họ, nhằm thu hẹp các khoản lỗ. Nhưng điều này cũng đã ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của họ, cụ thể như Ả Rập Xê-út, nước đã mất gần một nửa khoản dự trữ đồng USD năm 2014 của mình.
Kiểm soát chi phí, khả năng đa dạng hóa và khả năng phục hồi chính trị được coi là ba yếu tố chính xác định mức độ nghiêm trọng của tác động đối với sự ổn định khi quá trình chuyển đổi năng lượng dự kiến bắt đầu xảy ra.
Hiện tại, nếu có những yếu tố tác động như phải nhập siêu thì chỉ có những lựa chọn hạn chế như rút dự trữ ngoại hối của Ả Rập Saudi năm 2014, hoặc phá giá đồng tiền như Nigeria hay Iraq vào năm 2020, để tái cân bằng hiệu quả xuất - nhập khẩu và chi phí phù hợp với mức sống của người dân.
Nigeria là nền kinh tế lớn nhất châu Phi, dựa vào bán dầu thô cho khoảng 90% thu nhập ngoại hối và đã phá giá đồng tiền Naira hai lần kể từ tháng 3/2020.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 2/2021 đã thúc giục ngân hàng trung ương của nước này phá giá một lần nữa, nhưng vấp phải sự phản kháng.
Các nhà nghiên cứu của Verisk Maplecroft cho rằng, sự mất giá tiền tệ gần đây là “điềm báo về những lựa chọn ảm đạm” phía trước đối với các nước sản xuất dầu, những nước này sẽ phải đa dạng hóa hoặc phải đối mặt với những điều chỉnh kinh tế bắt buộc.
Theo ông James Lockhart Smith, chuyên gia rủi ro thị trường, đại đa số các nhà sản xuất dầu sẽ phải vật lộn với việc đa dạng hóa ngành nghề, chủ yếu vì họ thiếu các thể chế kinh tế và pháp lý, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cần thiết.
Ngay cả khi các thể chế như vậy được áp dụng, thì môi trường chính trị, tham nhũng hoặc những thách thức về quản trị và các lợi ích bảo thủ cũng sẽ dẫn đến việc một số nước không thể cải cách để thoát khỏi rắc rối.
Các quốc gia dễ bị tổn thương nhất là các quốc gia có chi phí sản xuất cao phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ. Tại các quốc gia này, khả năng đa dạng hóa thấp hơn và kém ổn định về chính trị, ví dụ như Nigeria, Algeria, Tchad và Iraq là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng nếu "bão" xảy ra do tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, các nhà sản xuất dầu vùng Vịnh có chi phí thấp hơn, cùng với các thể chế kinh tế mạnh hơn cùng các nguồn lực dồi dào cho phép đa dạng hóa dễ dàng hơn, chẳng hạn như UAE và Qatar, được coi là ít bị ảnh hưởng nhất bởi biến động chính trị.
Tuy nhiên, các quốc gia này có thể cũng không tránh khỏi những tổn thương khi biến động xảy ra, ông James Lockhart Smith cho biết thêm.
Nhà kinh tế Ann Pettifor chia sẻ, chính phủ các nước xuất khẩu dầu mỏ nên dẫn dắt sự chuyển đổi theo hướng bền vững của nền kinh tế toàn cầu chứ không phải theo hướng thị trường. Nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến các mục tiêu đầy tham vọng trong nỗ lực đưa thế giới rời xa nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính.y
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
