Cà phê nội lấy lại phong độ
![]() | Thị trường cà phê trước nguy cơ thiếu cung |
![]() | Phúc Long ngay sau Starbucks |
Người dân thành phố cứ bước ra ngõ là có thể có cà phê để uống. Sự thay đổi này đưa cà phê Việt cạnh tranh tốt hơn với chuỗi cà phê ngoại đang có mặt ở thị trường nội địa.
![]() |
Nhiều DN gia tăng chế biến sâu sản phẩm cà phê cho thị trường nội địa |
Theo Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), Việt Nam hiện là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê robusta, đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân. Nhưng việc chế biến lâu nay chủ yếu là làm cà phê nhân xuất khẩu, tiêu thụ trong nước vẫn còn mang tính nhỏ lẻ.
Trong những năm gần đây, người dân bắt đầu tăng tiêu thụ cà phê. Theo kết quả khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường BMI Research (Hoa Kỳ), tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam đã tăng từ 0,43 kg/người/năm lên 1,38 kg/người/năm (đến quý 3/2017). Độ tuổi người Việt tiêu thụ cà phê cũng ngày càng trẻ hóa.
Và chính sự tham gia thị trường của giới trẻ đang làm thay đổi thói quen tiêu dùng cà phê, hướng đến cà phê chất lượng, sạch hơn. Thói quen uống cà phê rang xay, pha phin đậm đặc, cà phê có vị cháy khét, đắng hay loại cà phê tẩm ướp hóa chất, hương liệu đang dần thay đổi; cà phê hương liệu đã bị tẩy chay, người kinh doanh buộc phải thay bằng cà phê sạch, xay và pha tại chỗ.
Ghi nhận thực tế thị trường cho thấy, đã có rất nhiều DN chế biến cà phê gia tăng chế biến sâu sản phẩm cà phê cho thị trường nội địa, và tăng cường khâu tiếp thị, quảng bá đến người tiêu dùng Việt. Nếu những năm trước, cà phê Việt chỉ có một vài thương hiệu như Trung Nguyên, Nestcafe, Vinacafe..., thì đến nay đã có rất nhiều tên tuổi là K Coffee (Phúc Sinh), Passio, Cầu Đất Farm, An Thái Café, Cmail Coffee, PhinDeli… với sản phẩm đa dạng từ cà phê rang xay, hòa tan, cà phê tươi đến cà phê túi lọc.
Trong chuỗi quán cà phê, thương hiệu Việt cũng bắt đầu cạnh tranh ngang ngửa với chuỗi quán cà phê ngoại như Starbucks, Highlands Coffee, PJ’s Coffee, The Coffee Bean & Tea Leaf. Tại khu vực trung tâm TP. HCM (quận 1, 3, 10), chuỗi cà phê Việt được đầu tư đẹp, tiện nghi, dịch vụ internet, wifi hoàn chỉnh như Phúc Long, Trung Nguyên, Saigon Café…, hoàn toàn không kém các thương hiệu ngoại.
Cụ thể như quán cà phê Phúc Long, cửa Đông chợ Bến Thành, quán nhỏ nhưng luôn có máy lạnh, chỗ ngồi yên tĩnh, thức uống thì ngoài cà phê, trà còn có hàng trăm món giải khát, tráng miệng. Quán còn có sản phẩm cà phê, trà chế biến đóng gói các loại (trà túi lọc, cà phê pha phin, cà phê hòa tan…). Điểm cộng mà khách hàng dành cho các chuỗi quán cà phê Việt là sản phẩm đóng gói rất đa dạng về chủng loại, nhiều mức giá, dành cho mọi đối tượng tiêu dùng.
Các DN sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê cũng đang chuyển hướng đầu tư từ cà phê thô sang cà phê tinh để tiêu thụ song song giữa xuất khẩu và nội địa. Riêng thị trường trong nước, các DN đang tập trung quảng bá sản phẩm theo hướng cà phê sạch. Những DN lớn như Nuti Food đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, để phát triển trồng café theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại Đắk Lắk.
Trong đó, cà phê được Nuti Food đầu tư theo chuỗi từ cây giống, trồng trọt, thu hoạch đến chế biến, phát triển sản phẩm... Để quảng bá, Nuti Food khuyếch trương thương hiệu cà phê gắn với chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Một DN khác là Công ty TNI Corporation của doanh nhân Việt kiều Lê Hoàng Diệp Thảo (người sáng lập King Coffee tại Hoa Kỳ năm 2016), cũng đầu tư vào nhà máy sản xuất cà phê hòa tan và cà phê rang xay tại Việt Nam.
Hay Công ty cà phê Phúc Sinh cũng phát triển thương hiệu K Coffee để tiếp cận thị trường nội địa. DN này đánh giá, Việt Nam có hơn 90 triệu dân, là thị trường lớn cho sản xuất tại chỗ, nếu DN chăm chút đầu tư, chắc chắn sẽ phát triển tốt.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
