Cần sự quyết tâm đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
Đó là ý kiến của ông Choi Bundo, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) phát biểu tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2023 vừa diễn ra tại TPHCM.
![]() |
Ông Choi Bundo, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) |
Theo ông Choi Bundo Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là điều hết sức cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc mà còn đối với cả các FDI đến sản xuất kinh doanh, đặt nhà máy tại Việt nam, cũng như với doanh nghiệp trong nước.
Thực tế, trong số 1.800 doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp FDI, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp Hàn Quốc sau khi tiến vào thị trường Việt Nam không tìm được đối tác cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện phù hợp, nên buộc phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước khác.
![]() |
Việt Nam cần quyết tâm đầu tư vào công nghiệp phụ trợ |
“Việt Nam hiện đang ở thời điểm cần phải có một bước “nhảy vọt” từ giai đoạn chỉ cung cấp những nguyên vật liệu đơn giản lên một cấp độ cao hơn, nên việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách đối với các cơ quan chức năng Việt Nam nhằm xây dựng tổng thể cấu trúc ngành công nghiệp của Việt Nam một cách vững mạnh. Theo đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc đề nghị Chính phủ Việt Nam nên xây dựng một kế hoạch cụ thể, hiệu quả và thiết thực” – ông Choi Bundo nhấn mạnh.
Được biết, Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa, chiếm 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Thời gian qua, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đã triển khai các chương trình hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
