agribank-vietnam-airlines

Cá mập săn mồi?

Tuyết Thanh
Tuyết Thanh  - 
Cùng với mức tăng trưởng cao, thị trường điện máy TP. Hồ Chí Minh đang vào cuộc cạnh tranh quyết liệt.
aa
Cá mập săn mồi?
Ảnh minh họa

Do dự “bán mình”?

Ông Trần Đình Lưu Phong, Giám đốc Marketing, Công ty Mua sắm Đệ nhất Phan Khang (điện máy Phan Khang) cho biết, trong năm qua và những tháng đầu năm 2015, dù tình hình kinh tế chưa qua khỏi giai đoạn khó khăn nhưng nhìn chung tăng trưởng của ngành điện máy vẫn ở mức khá cao. Tính đến hết quý I/2015, doanh thu toàn ngành đạt 36.000 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm sản phẩm kỹ thuật số đạt doanh thu 426 tỷ đồng (chiếm 43,9%), các thiết bị văn phòng doanh số 356 tỷ (43,2%), sản phẩm điện tử 7,1 nghìn tỷ (tăng 29,7%), nhóm sản phẩm điện thoại đạt con số ấn tượng với 15,7 ngàn tỷ (26,2%)... Chính sự hấp dẫn này đã khiến cho thị trường điện máy trở thành tâm điểm “nhòm ngó” của không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Chỉ trong vòng vài tháng điện máy Phan Khang đã tiếp khá nhiều nhà đầu tư, trong đó có cả một số DN đến từ châu Âu đặt vấn đề tham gia hợp tác làm ăn, thậm chí mua lại thương hiệu. Nhưng ngoài việc học hỏi kinh nghiệm cách quản trị điều hành của các DN lớn từ nước ngoài, còn về định hướng phát triển, Phan Khang sẽ tự củng cố giữ vững, cũng như dùng nguồn lực tự có để mở rộng hệ thống bán hàng, tăng cường thêm sự hiện diện trên thị trường điện máy ” – ông Lưu Phong nói.

Không riêng Phan Khang, nhiều tên tuổi trong làng điện máy Việt như Thiên Hòa, Chợ Lớn... cũng đang phải tìm cách tập trung, củng cố sức mạnh để giữ vững thị phần trước làn sóng hội nhập và thâu tóm của những đối thủ mạnh hơn đến từ nhiều quốc gia.

Song, trong số này cũng không ít DN còn đang bỏ ngỏ trước bài toán nên bắt tay hợp tác để tăng cường sức mạnh tài chính, năng lực quản trị hay tự mình gồng sức lên chống đỡ? Một chuyên gia kinh tế cho rằng, dù muốn hay không thì xu hướng sáp nhập và thâu tóm vẫn đang âm thầm diễn ra và câu chuyện “cá lớn nuốt cá bé” sẽ không chừa bất cứ một DN nào nếu DN đó không tự đứng vững trên đôi chân mình.

Tuy nhiên, ông Trần Tấn Hoàng Hậu, Giám đốc Marketing của Thiên Hòa lại khẳng định “giá trị thương hiệu của nhiều DN còn lớn hơn cả giá trị thực của DN đó gấp nhiều lần”, điều này cho thấy trong nhiều cuộc mua bán, đôi khi bên mất lại cầm nắm được phần thắng trong tay.

“Cá mập” không chừa ai

Thông tin mới đây nhất về Tập đoàn Central Group của tỷ phú Chirathivat (người giàu nhất Thái Lan) tiếp tục thâu tóm thành công hệ thống siêu thị điện máy Pico của Việt Nam và trước đó không lâu là việc mua lại 49% số cổ phần của Nguyễn Kim – một trong những tên tuổi lớn của thị trường điện máy với hệ thống 21 siêu thị trong cả nước.

Rõ ràng, khi thị trường điện máy vẫn đang là mảnh đất béo bở thì sẽ vẫn còn những “cá mập” khủng săn mồi để tìm kiếm lợi nhuận, nhất là tại thị trường Việt Nam với số dân 90 triệu người và xu hướng tiêu dùng đang có sự thay đổi rõ nét.

Theo dự báo của hãng nghiên cứu Statista (Đức), thị trường bán lẻ của Việt Nam có thể đạt doanh số 100 tỷ USD/năm vào 2016, trong đó ngành hàng điện tử tiêu dùng có doanh số khoảng 10 tỷ USD và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo. Hàng loạt các tập đoàn bán lẻ lớn trong khu vực coi Việt Nam là thị trường trọng yếu khi Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) hình thành vào cuối năm nay.

Thực tế, sự bùng nổ của ngành hàng bán lẻ nói chung và điện máy nói riêng trong những năm qua đã tạo nên một áp lực cạnh tranh vô cùng khốc liệt và cùng với nó là sự ra đi của không ít DN khi phải rời bỏ thị trường vì nội lực còn non trẻ. Đối với những DN còn trụ lại thì ngoài hai con đường, một là phải tự mình củng cố, hoàn thiện bộ máy để lớn mạnh, đương đầu với các đối thủ cạnh tranh, hai là buộc phải liên danh, sáp nhập để dựa vào nhau cùng tồn tại.

Nhìn ở một góc độ khác, có thể người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì xu hướng sẽ đem đến nhiều sản phẩm tốt, đa dạng và giá cả cạnh tranh hơn, cung cách phục vụ, hậu mãi chu đáo hơn.

Song, đồng thời đối với các DN sản xuất, kinh doanh trong nước muốn tham gia được vào chuỗi cung ứng để đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đòi hỏi phải tự chuẩn hóa nếu không muốn bị các DN sản xuất của các quốc gia đang nắm giữ hệ thống phân phối bán lẻ mạnh tại thị trường Việt Nam lấn lướt, đẩy sản phẩm ra ngoài. Lúc đó, cơ hội để quay lại thị trường sẽ rất khó khăn nếu không có sự chuẩn bị sẵn sàng ngay từ bây giờ.

Tuyết Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data