agribank-vietnam-airlines

Bức tranh kinh tế Iran hậu cấm vận

Phương Nga tổng hợp
Phương Nga tổng hợp  - 
Sự kiện Mỹ và các nước phương Tây quyết định bãi bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, sau khi Tehran được xác nhận đã thực hiện đầy đủ các cam kết thuộc khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà nước Cộng hòa Hồi giáo này đạt được với Nhóm P5+1 hồi tháng Bảy năm ngoái, được kỳ vọng sẽ đem tới cơ hội cho Iran khôi phục và thúc đẩy nền kinh tế vốn èo uột trong mấy năm qua.
aa

Nhiều hy vọng mới

Đối với truyền thông Iran, việc lệnh cấm vận được gỡ bỏ là một cột mốc quan trọng. Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã gửi lời chúc mừng trên mạng xã hội Twitter đến người dân. Việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran sẽ mở đường cho nước Cộng hòa Hồi giáo này hội nhập trở lại nền kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, Iran có cơ hội thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, cũng như tiếp cận khoản tiền khoảng 100 tỷ USD bị phong tỏa tại các ngân hàng nước ngoài do bị cấm vận trước đó và thu hút đầu tư nước ngoài.

Bức tranh kinh tế Iran hậu cấm vận
Ngoại trưởng Mỹ và Iran trong cuộc gặp tại Vienna, Áo

Dự kiến, khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ như một phần của thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), Iran sẽ “bội thu” trong thời gian tới.

Ngày 19/1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran Valiollah Seif thông báo nước này sẽ nhận được số tài sản bị “đóng băng” trị giá 32 tỷ USD, trong đó 28 tỷ USD sẽ được chuyển cho ngân hàng trung ương nước này và 4 tỷ USD còn lại “sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước”. Theo ông Seif, khoản tiền trên sẽ được dùng để “mua và nhập khẩu hàng hóa”.

Trước đó, ngày 17/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng thông báo Washington sẽ trả lại Iran 400 triệu USD bị phong tỏa từ năm 1981, cộng với 1,3 tỷ USD tiền lãi để giải quyết vụ kiện tại Tòa án quốc tế ở La Hay (Hà Lan).

Tổng thống Iran Rouhani nói rằng "Ngày thực hiện" thỏa thuận hạt nhân là "bước ngoặt" đối với nền kinh tế nước này. Giới lãnh đạo ở Tehran cũng cho biết Iran đang cần khoản đầu tư 185 tỷ USD cho lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, khoảng 70 tỷ USD vào lĩnh vực hóa dầu và 200 tỷ USD nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.

Theo kế hoạch được Bộ Dầu mỏ Iran thông báo vài tháng trước, nước này sẽ tăng sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày sau khi các lệnh trừng phạt được bãi bỏ và có thể tăng tiếp 500.000 thùng nữa trong sáu tháng tiếp theo. Sản lượng dầu hiện nay của Iran ở mức 2,8 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, về phía Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại coi đây là một chiến thắng về mặt “ngoại giao” của Mỹ và khẳng định sau thỏa thuận hạt nhân, người dân Iran, nhất là những người trẻ tuổi, có cơ hội để bắt đầu xây dựng mối quan hệ mới với thế giới.

Trở ngại không ít

Tuy nhiên, con đường dẫn đến thành công không chỉ trải đầy hoa hồng. Kinh tế Iran đang đối mặt với không ít thách thức, trong bối cảnh giá dầu vẫn tiếp tục đà lao dốc và cuộc khủng hoảng ngoại giao với Saudi Arabia đang khiến Iran bị "cô lập" cả về chính trị lẫn kinh tế trong khu vực.

Trước hết, sự trở lại thị trường dầu mỏ của Tehran không được như mong đợi giữa lúc thị trường đang “ngập lụt” nguồn cung và giá dầu đang "rơi tự do", thậm chí giá dầu gần đây có lúc xuống dưới mức 27 USD/thùng.

Trong khi đó, các nhà sản xuất "đối thủ" của Iran trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó có Saudi Arabia, vẫn nhất quyết không chịu cắt giảm sản lượng nhằm duy trì thị phần, khiến dầu mất hơn 75% giá trị trong một năm rưỡi qua.

Liên quan đến vấn đề này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo thị trường dầu mỏ sẽ ở trong tình trạng dư cung cho đến ít nhất là cuối năm 2016. Theo IEA, thời tiết ấm áp đã làm giảm nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu trong quý IV/2015.

Cũng theo cơ quan này, thị trường dầu mỏ sẽ phải đối mặt với triển vọng năm thứ ba liên tiếp cung vượt cầu 1 triệu thùng dầu/ngày, do nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm khiến nhu cầu dầu mỏ do OPEC sản xuất giảm đi 300.000 thùng/ngày, xuống 31,7 triệu thùng/ngày.

Một thách thức lớn khác đối với kinh tế Iran hậu cấm vận là sự "cô lập" trong khu vực. Căng thẳng ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran ngày một leo thang và hiện chưa có dấu hiệu lắng xuống sau vụ Riyadh xử tử Giáo sĩ dòng Shiite al-Nimr.

Sau khi Saudi Arabia quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, một loạt quốc gia đồng minh của Riyadh cũng chấm dứt và hạ cấp quan hệ ngoại giao với Tehran. Những diễn biến mới này có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Iran trong nhiều năm.

Theo thống kê chính thức, trao đổi thương mại giữa các nước thuộc Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Iran đã giảm mạnh trong năm 2015 xuống 22 tỷ USD và con số này sẽ còn giảm nữa trong thời gian tới một khi các nước Arab vùng Vịnh không còn duy trì quan hệ thương mại và chấm dứt các chuyến bay tới Iran.

Thị trường vùng Vịnh cung cấp lượng lớn khách du lịch, đem lại hàng trăm triệu USD mỗi năm cho Iran. Hơn nữa, hàng tỷ USD của các quốc gia GCC đã được đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Iran, giúp thúc đẩy kinh tế và tạo nhiều cơ hội việc làm cho nước này.

Căng thẳng ngoại giao với Saudi Arabia, nếu không được hóa giải sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh khu vực. Trong bối cảnh đó, giới đầu tư sẽ không muốn mạo hiểm khi tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Iran. Như vậy, Iran có thể "thiệt đơn, thiệt kép" trong trường hợp mối quan hệ giữa Tehran với các nước láng giềng không được cải thiện.

Các điều kiện kinh tế nghèo nàn mang tính chất “thâm căn cố đế” của Iran cũng là điểm bất lợi khác của nước này. Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra dự đoán rất ảm đạm về nhịp độ tăng trưởng GDP của Iran, có thể chỉ ở mức khoảng 0% trong tài khóa 2015-2016 trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng khoảng 1,5%, nhập khẩu giảm 10%.

Phương Nga tổng hợp

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data