BoJ: Đau đầu vì các gói QE
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo số liệu mới được công bố, BoJ đã phải giữ lại khoảng 25% lợi nhuận năm trước để bổ sung lượng vốn hoạt động cho năm 2015, thay vì chỉ giữ lại 5% như quy định của pháp luật. Trong năm tài khóa 2014, BoJ cũng đã phải giữ lại khoảng 20% lợi nhuận.
Trong năm tài khóa 2014 vừa kết thúc vào tháng 3/2015 vừa qua, tổng lợi nhuận mà BoJ thu được lên đến 1,7 nghìn tỷ Yên, tăng 34% so với năm trước, và khiến bảng cân đối tài sản của NHTW nước này phình lên đến 324 nghìn tỷ Yên.
Sau đó, BoJ đã phải trích lập 380 tỷ Yên vào quỹ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, và trả 342 tỷ Yên cho các khoản thuế, theo đó lợi nhuận thực tế của năm tài khóa 2014 mà BoJ thu được chỉ ở mức khoảng 1 tỷ Yên. Khoản lợi nhuận này sẽ trích khoảng 25% để bổ sung lượng vốn hoạt động, và phần còn lại sẽ chuyển vào ngân khố chính phủ.
Nguyên do khiến BoJ phải trích lập lại một khoản lợi nhuận lớn là do lo ngại bảng cân đối của NHTW nước này có thể sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm tài khóa sắp tới trong trường hợp các gói QE kết thúc. Nếu nền kinh tế Nhật Bản có sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2015, cộng với mục tiêu lạm phát 2% đạt được, BoJ nhiều khả năng sẽ phải rút dần các biện pháp kích thích trong đó trước tiên phải thực hiện nâng lãi suất.
Hiện tại, BoJ vẫn đang triển khai chương trình thu mua tài sản trị giá 80 nghìn tỷ Yên một năm để kích thích kinh tế, và hiện tại họ đang nắm giữ một lượng lớn giấy tờ có giá ở mức lãi suất rất thấp. Nếu lãi suất của BoJ nâng từ mức 0% như hiện nay lên 3% trong trường hợp kết thúc các gói QE, thì rõ ràng NHTW nước này đang phải đối mặt với rủi ro mất đến hàng nghìn tỷ Yên do chênh lệch lãi suất.
Hiện tại, BoJ vẫn đang phủ nhận thông tin việc quốc gia này sẽ sớm rút các biện pháp kích thích kinh tế. Theo ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc BoJ, việc rút các biện pháp nới lỏng định tính cũng như định lượng vào thời điểm này hiện tại vẫn còn quá sớm, khi nền kinh tế chưa có những tín hiệu phục hồi rõ nét và mục tiêu lạm phát 2% hiện còn quá xa vời. Tuy nhiên, rõ ràng một số động thái gần đây của BoJ trong đó có việc củng cố thêm vốn đang chứng tỏ những tín hiệu ngược lại.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng BoJ không cần thiết phải tích lũy thêm vốn do họ sẽ không thể mất tiền vì là một thành viên của chính phủ, và lợi nhuận trong tương lai của BoJ chắc chắn sẽ vẫn bao trùm được hết nguy cơ sụt giảm trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, BoJ luôn muốn đảm bảo mức độ tín nhiệm của một NHTW hàng đầu thế giới hiện nay, và họ lo ngại rằng tình trạng sụt giảm nguồn vốn không những có thể đe dọa đến mức độ tín nhiệm, mà còn ảnh hưởng đến mức độ độc lập của BoJ đối với chính phủ. Ngoài ra, BoJ cũng cần hết sức thận trọng do Nhật Bản đang phải gánh một khoản nợ công có quy mô khổng lồ.
Rõ ràng, trong bối cảnh như vậy những động thái của BoJ đang thể hiện một sự thận trọng cần thiết, đồng thời cũng đang phát đi những tín hiệu mới về tương lai chương trình nới lỏng định lượng đối với nền kinh tế.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
