Bỏ khung giá đất: Vấn đề được quan tâm nhất hiện nay
![]() | Những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai 2013 |
![]() | Chính phủ họp phiên chuyên đề pháp luật, thảo luận dự án Luật Đất đai (sửa đổi) |
![]() |
Theo các chuyên gia, bỏ khung giá đất là một cuộc cải cách mạnh mẽ về tư duy |
Theo dự kiến, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (vào tháng 10/2022) và theo quy trình xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên đến nay, nội dung của dự thảo luật sửa đổi vẫn đang có nhiều những ý kiến đóng góp khá khác nhau.
Để huy động, phát huy vai trò, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người có kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực tham gia vào việc góp ý kiến, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ngày 30/8, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Quốc gia với chủ đề: “Nghị quyết 18-NQ/TW và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai”.
Theo các chuyên gia, những vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay, đó là: Xác định giá đất theo cơ chế thị trường; phương pháp định giá đất và tổ chức định giá; thuế đất hạn chế đầu cơ và điều tiết giá trị tăng thêm từ đất; thu hồi và chính sách bồi thường khi thu hồi đất; hoàn thiện các cơ chế, chính sách kinh tế khác về đất đai.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý và sử dụng đất vẫn chưa theo kịp tiến trình phát triển của thực tiễn. Đáng chú ý, có những vấn đề chưa giải quyết được triệt để nảy sinh trước đó. Điển hình là đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các đơn thư khiếu nại, tố cáo (trên 60%).
Các vụ án hành chính liên quan đến đất đai có xu hướng tăng liên tục từ mức chiếm 64,2% tổng số các vụ án về hành chính năm 2015 lên trên 80% năm 2020. Số lượng thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến đất đai chiếm 75% tổng số các vụ án. Có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều người…
Một trong những điểm mới nổi bật mà dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra đó là bỏ khung giá đất. Tuy nhiên, đang có nhiều ý kiến băn khoăn về nội dung này. Bỏ khung giá đất, và giá đất được địa phương công bố hàng năm, mà giá đất chỉ có tăng không có giảm.
Vậy bỏ khung giá đất thì giá đất sẽ tăng lên trong khi giá bây giờ đã cao rồi. Bỏ khung giá, giá tăng, thì công tác đền bù sẽ lấy đâu ra tiền. Giá đất như hiện nay đã khó thu hút đầu tư, nếu giá đất tăng, thu hút đầu tư càng khó hơn. Và với giá hiện nay người nghèo đã khó có cơ hội có nhà, bỏ khung, giá tăng, thì cơ hội có mua được nhà của người nghèo, người thu nhập thấp càng hẹp lại.
“Liệu đây có phải là vấn đề thực sự hay không, hay chỉ là những lý do đưa ra để biện minh, để bảo vệ ý kiến không muốn bỏ khung giá đất”- GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đai học Kinh tế quốc dân, Đại biểu Quốc hội nêu vấn đề.
Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, bỏ khung giá đất là một cuộc cải cách mạnh mẽ về tư duy. Bỏ khung giá đất là một sự chuyển từ quản lý bằng hành chính sang cơ chế thị trường, xóa bỏ cơ chế xin cho và lợi ích cá nhân. Nhưng để bỏ được khung giá đất cần phải có quyết tâm chính trị cao.
“Cần có quyết tâm chính trị cao để có thể xóa bỏ cơ chế xin - cho, các yếu tố tính cá nhân, bởi đây là những rào cản, động chạm đến lợi ích cá nhân của nhiều đối tượng”, GS.TS Cường cho hay.
Theo quan điểm của GS.TS Hoàng Văn Cường, sửa luật lần này cần phân định giá cả thị trường và giá trị thị trường của đất đai, bảng giá đất phải phù hợp với giá trị thị trường và cập nhật giá đất hàng năm, quy định quyền ưu tiên mua của Nhà nước đối với đất chuyển nhượng giá thấp, bổ sung thu hồi đất do vi phạm về luật đất đai.
Bên cạnh đó cần có quy định rõ về việc định giá đất, thẩm quyền định giá đất, việc chống đầu cơ và điều tiết giá trị gia tăng từ đất, thu hồi và bồi thưởng tái định cư. Và việc rất quan trọng là cần xây dựng cơ sở dữ liệu số đưa thông tin giá và thuế đất, cập nhật cho từng thửa đất, bổ sung quy định về tái điều chỉnh đất đai với sự đồng thuận của người sử dụng đất, cho thuê, nhận góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với doanh nghiệp…
Các ý kiến tại hội thảo lưu ý rằng Luật Đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm được hài hòa lợi ích của của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất sẽ giúp giảm thiểu được lãng phí, tiêu cực; giảm tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện có liên quan đến đất đai; đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả và bền vững hơn.
Nhưng xây dựng bảng giá đất sát giá thị trường là vấn đề khó và đang có nhiều ý kiến góp ý trong khi bàn về việc sửa luật lần này. Vấn đề cần đặt ra thấu đáo.
TS Trịnh Hữu Liên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, bỏ khung giá đất, xây dựng bảng giá đất sát giá thị trường thì Nhà nước và người dân đều có lợi. Nhưng cần làm rõ ai là người xây dựng bảng giá đất; định giá thế nào là sát giá thị trường; giá đất ở vị trí giáp phố này với phố kia thì định giá ra sao…?
Cụ thể như đền bù theo giá nào? Giá trước khi có dự án có quy hoạch hay giá sau khi có dự án, có quy hoạch. Có dự án, có quy hoạch là giá cao lên rất nhiều. “Nếu không giải quyết được là rất khó thực hiện”, Phó Giáo sư, TS. Trịnh Hữu Liên nói và cho rằng, sẽ khả thi, hợp lý và theo nguyên tắc thị trường khi áp dùng vùng giá đất.
Theo TS Mai Văn Phấn, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến Luật Đất đai 2013 theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, bởi đây là luật có phạm vi rộng, liên quan nhiều đối tượng, liên quan nhiều luật và trên thực tế thực hiện gặp nhiều vướng mắc.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 237 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều, sửa đổi, bổ sung 153 điều, bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều. Ban soạn thảo luật sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa Luật Đất đai để giải quyết các mâu thuẫn có liên quan đến đất đai, cố gắng phân cấp triệt để cho các địa phương xử lý các vấn đề về đất đai, đảm bảo sự cân bằng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân theo hướng người sử dụng đất được hưởng lợi nhiều nhất; đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sử dụng công cụ hiện đại, ứng dụng công nghệ để đảm bảo tính minh mạch trong xử lý về đất đai. |
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
