agribank-vietnam-airlines

Bỏ đàm phán về gói kích thích mới: Nước cờ sai hay “đòn” mới của ông Trump?

Hồng Quân
Hồng Quân  - 
Nếu muốn tái đắc cử, Tổng thống Donald Trump cần tiếp tục tiến trình phục hồi kinh tế vốn đang mong manh hiện nay. Đó là lý do tại sao quyết định đột ngột từ bỏ các cuộc đàm phán về một gói kích thích mạnh mà ông vừa đưa ra là rất kỳ lạ.
aa
Chủ tịch Fed tiếp tục kêu gọi tăng cường kích thích
Bỏ đàm phán về gói kích thích mới: Nước cờ sai hay “đòn” mới của ông Trump?
Quyết định đột ngột từ bỏ các cuộc đàm phán về một gói kích thích toàn diện được xem là nước cờ mạo hiểm của Tổng thống Trump trong bối cảnh bầu cử đang tới gần

Rủi ro suy thoái kép gia tăng

Ngoài kia, nền kinh tế Mỹ đang “kêu gào” cần tiếp tục được trợ giúp nhiều hơn. Tỷ lệ thất nghiệp dù đã cải thiện sau cú sốc của đại dịch Covid-19 nhưng cũng chưa bao giờ cao đến mức như hiện nay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống. Các hãng hàng không vẫn đang cắt giảm hàng chục nghìn việc làm. Danh sách các nhà hàng và DN bán lẻ nộp đơn phá sản vẫn đang tăng lên. Và các DN nhỏ cũng đang chọn cách đóng cửa chờ qua thời điểm khó khăn hiện nay. Trong bối cảnh các gói hỗ trợ trước đó hết hiệu lực, nhiều ngày qua thị trường, DN, người dân đều kỳ vọng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua một gói kích thích mới.

Có lẽ Tổng thống Trump biết tất cả những điều này. Đó cũng là lý do tại sao trong thời gian qua ông vẫn liên tục thúc các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội hành động để kích thích tài khóa nhiều hơn. Nên một rủi ro đối với ông Trump là quyết định đảo ngược đột ngột vừa qua có thể làm chệch hướng sự phục hồi vốn đã mong manh của kinh tế Mỹ, hay ít nhất nó sẽ khiến quá trình phục hồi chậm và “đau đớn” hơn.

Larry Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời Tổng thống Bill Clinton nắm quyền, nhận định: “Đó (quyết định vừa qua của Tổng thống Trump) là một sai lầm nghiêm trọng, có thể khiến nền kinh tế đứng trước rủi ro đáng kể và không cần thiết. Điều chúng ta cần làm là ngăn chặn suy thoái vào thời điểm hiện nay”.

Đây có lẽ đó là lý do tại sao ông Trump dường như đã thay đổi một chút trong giải thích về quyết định trên. Trong các tweet gửi đi vào cuối ngày thứ Ba và sớm ngày thứ Tư vừa qua, ông cho biết không ủng hộ một gói kích thích lớn (toàn diện) nhưng ủng hộ gói cứu trợ riêng cho hàng không, gói hỗ trợ cho các DN nhỏ và gói hỗ trợ mới cho người dân. Tuy nhiên, hiện chưa rõ phản ứng của Quốc hội như thế nào, trong khi các cuộc đàm phán về một gói kích thích toàn diện không được tiếp tục nữa đang là một chỉ báo tiêu cực cho nền kinh tế.

"Không có nghi ngờ gì về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kép. Mặc dù khả năng xảy ra dưới 50%, nhưng về cơ bản hiện đã lớn hơn đáng kể so với chỉ ba hôm trước đây và lớn hơn nhiều so với một tháng trước khi mọi người thời điểm đó đều tin tưởng một gói kích thích toàn diện mới sẽ được thông qua", ông Larry Summers, người từng là cố vấn kinh tế hàng đầu dưới thời Tổng thống Obama, nói. Và không chỉ vậy, mà rất nhiều bên, nhiều đối tượng đều ủng hộ việc cần có thêm gói kích thích kinh tế mới.

Điển hình như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục kêu gọi cần thêm hỗ trợ. Mới đây nhất vào hôm thứ Ba vừa qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã “cầu xin” Quốc hội cần hành động sớm, với cảnh báo rằng việc không cung cấp đủ hỗ trợ sẽ dẫn đến "sự phục hồi yếu" và "những khó khăn không cần thiết" cho các gia đình và DN Mỹ.

Cần cả “vòi rồng” và “súng phun”

Ủng hộ quan điểm trên, Kevin Hassett, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, cho rằng Washington vẫn cần hóa giải cú sốc kinh tế tiêu cực từ đại dịch. “Ông Jerome Powell đã đúng khi nhấn mạnh rằng cần có thêm hỗ trợ từ CSTK. Với rất nhiều DN vẫn đóng cửa trên khắp đất nước, hiện chúng ta vẫn đang sát bờ vực của một thảm họa kinh tế”, Kevin Hassett nói trên kênh CNN.

Thực tế, những kỳ vọng về một gói kích thích mới đã mờ nhạt trong thời gian gần đây. Cuối tháng trước, Goldman Sachs đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế trong quý IV, với lý do chính đưa ra là vì thất bại của các cuộc đàm phán về một gói kích thích kinh tế mới. Tuy nhiên, các nhà kinh tế của Goldman Sachs vẫn bày tỏ sự ngạc nhiên trước quyết định đảo ngược đột ngột vừa qua của Tổng thống Trump.

"Chỉ vài ngày trước, bản thân Tổng thống vẫn thúc giục công khai về một thỏa thuận cần đạt được, vì vậy quyết định này thể hiện một sự thay đổi đột ngột", báo cáo của Goldman Sachs gửi cho khách hàng hôm thứ Tư, nêu. "Điều mà mọi người mong đợi là các chính trị gia ở cả hai đảng đều thể hiện mong muốn tiếp tục đàm phán, dù có thể chỉ là để cho thấy khả năng đàm phán tiến triển trong bối cảnh bầu cử đến gần".

Một số phân tích cho rằng, rất có thể quyết định đột ngột trên của Tổng thống Trump chỉ là một “đòn” đàm phán của Chính phủ đương nhiệm nhằm gây áp lực lên Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để đưa ra một thỏa thuận trước cuộc bầu cử tới. Nhưng cũng không có gì đảm bảo điều đó sẽ hiệu quả, đặc biệt là với một cuộc thăm dò của CNN cho thấy, ứng viên Tổng thống Biden đã vượt lên dẫn 16 điểm trước ông Trump.

Việc không đạt được thỏa thuận kích thích kinh tế lớn sẽ gây thêm áp lực lên Fed trong việc duy trì đà phục hồi. Fed đã cam kết sẽ giữ lãi suất ở mức gần 0 trong một thời gian dài, mua vào hàng nghìn tỷ USD trái phiếu và thậm chí lần đầu tiên đã mua vào nợ của các DN. Các hành động khẩn cấp của Fed đã phần nào mở khóa thành công các thị trường tài chính đang bị đóng băng, giúp các công ty vay vốn dễ dàng hơn và khiến lãi suất thế chấp giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Chủ tịch Powell cũng đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng làm nhiều hơn nữa nếu cần. Tuy nhiên, chỉ mình Fed – phía CSTT – là không đủ. Bởi lúc này, Fed không ở vị trí phù hợp nhất để tăng tốc nền kinh tế, đơn giản vì chi phí đi vay và khả năng tiếp cận vốn không phải là vấn đề lúc này. Theo Larry Summers - hiện là giáo sư tại Đại học Harvard, “vào thời điểm như lúc này, CSTK giống như vòi rồng, trong khi năng lực còn lại của Fed chỉ giống như một khẩu súng phun”.

Hồng Quân

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data