Bộ Công Thương rà soát giấy phép kinh doanh xăng dầu
Nhiều sai phạm liên quan đến quản lý, kinh doanh xăng dầu
|
![]() |
Các doanh nghiệp xăng dầu sẽ phải báo cáo hiện trạng, việc duy trì và đáp ứng điều kiện về giấy phép kinh doanh |
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu báo cáo hiện trạng, việc duy trì và đáp ứng điều kiện về giấy phép kinh doanh xăng dầu, theo các nghị định kinh doanh mặt hàng này (nghị định 83/2024, nghị định 95/2022 và nghị định 80 vào tháng 11/2023).
Cụ thể, doanh nghiệp đầu mối sẽ phải báo cáo chi tiết về điều kiện có cầu cảng chuyên dụng (sở hữu, thuê, khả năng tiếp nhận tàu chở xăng dầu), kho tiếp nhận xăng dầu (số lượng, sở hữu, thuê của doanh nghiệp nào, ở đâu, thời gian thuê), phương tiện vận tải xăng dầu (số lượng, sở hữu, thuê, chủng loại phương tiện, thời gian thuê).
Doanh nghiệp đầu mối cũng phải báo cáo cụ thể về hệ thống phân phối xăng dầu. Trong đó, liệt kê cửa hàng thuộc sở hữu, cửa hàng thuê (từ 5 năm trở lên), đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phân phối phải báo cáo hệ thống phân phối xăng dầu với các thông tin cửa hàng thuộc sở hữu, cửa hàng thuê, cửa hàng trực thuộc đại lý bán lẻ xăng dầu, cửa hàng trực thuộc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu… Các báo cáo này gửi về Bộ Công Thương trước 30/1.
Trước đó, vào đầu tháng 1, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.
Kết luận thanh tra cho thấy tại thời điểm thanh tra, cả nước có 38 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, 2 thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu, 341 thương nhân phân phối xăng dầu, 18 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, 312 đại lý, 17.449 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Từ ngày 1/1/2017 đến ngày 30/6/2022, Bộ Công Thương đã cấp 37 giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và cấp 347 giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối.
Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy phép, nhiều thương nhân đầu mối trong thời gian hoạt động kinh doanh xăng dầu không đảm bảo hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định. Nhiều hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu không phát sinh gửi hàng, thanh lý hợp đồng... ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
