BMPS lên kế hoạch tăng vốn
![]() |
Ảnh minh họa |
Động thái trên của BMPS là nỗ lực cuối cùng nhằm tìm kiếm nguồn vốn mới cho ngân hàng này với mục đích giải quyết tình trạng nợ xấu đã lên tới 27,6 tỷ euro (28,9 tỷ USD) cũng như ngăn chặn khả năng phải nhờ đến sự can thiệp của Chính phủ.
Trong một tuyên bố, BMPS cho hay họ sẽ phát hành một lượng cổ phiếu mới với khung giá tối đa mỗi cổ phiếu là 24,9 euro và tối thiểu là 1 euro ra thị trường, trong đó 35% sẽ dành cho công chúng Italy và 65% dành cho các nhà đầu tư tổ chức. Hiện kế hoạch tăng vốn của BMPS, cũng như kế hoạch chuyển đổi “trái phiếu lệ thuộc” thành cổ phiếu của ngân hàng này, đang chờ sự chấp thuận của Cơ quan Điều hành thị trường tài chính Italy (Consob).
Cùng ngày, nhật báo La Repubblica đưa tin nếu cần thiết, Chính phủ của tân Thủ tướng Paolo Gentiloni cũng sẽ sẵn sàng bơm 15 tỷ euro cho BMPS và một số ngân hàng đang gặp rắc rối khác nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra sự đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng của Italy, giữa bối cảnh ngành ngân hàng Italy đang "vác" trên mình núi nợ lên tới 356 tỷ euro.
Trước đó, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cho biết, EC đã sẵn sàng cho việc thảo luận với Italy về một số lựa chọn để giải quyết các vấn đề của lĩnh vực ngân hàng của nước này, một dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ của chính phủ sẽ không ảnh hưởng đến nợ và thâm hụt ngân sách.
Không đề cập trực tiếp đến Monte Paschi, ông Dombrovskis nói các vấn đề của Italy có thể được giải quyết trong khuôn khổ quy định của EU về viện trợ của nhà nước và về cứu trợ ngân hàng, một cơ chế buộc các nhà đầu tư tư nhân phải chịu lỗ trước khi nhà nước tham gia cứu trợ.
Hồi tháng 11/2016, EC nhận định ngân sách 2017 của Italy có thể vi phạm quy định tài chính của EU do bội chi. Khả năng chính phủ tham gia cứu trợ Monte Paschi đã gây thêm những nghi ngại về việc Italy sẽ tuân thủ quy định của khối. Tuy nhiên, ông Dombrovskis nói bất kỳ khoản hỗ trợ nào của chính phủ cho các ngân hàng có thể được xem là chi phí phát sinh, không ảnh hưởng đến nợ và thâm hụt ngân sách cơ cấu của Italy.
Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng của Italy, UniCredit, ngân hàng lớn nhất nước này, cho biết sẽ huy động 13 tỷ euro trong đợt phát hành cổ phiếu lớn nhất nước này để giảm nợ và tăng khả năng sinh lời trong dài hạn. UniCredit dự kiến thực hiện kế hoạch trên trước tháng Sáu tới và sử dụng số tiền thu được để giải quyết số nợ xấu 17,7 tỷ euro, làm cho chúng có thể sinh lời và trả cổ tức vào năm 2019.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
