Bình Thuận: Phấn đấu tăng trưởng tín dụng chính sách 10%/năm
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030.
Theo đó, địa phương này đặt mục tiêu cụ thể, mỗi năm trong giai đoạn 2023-2030, ngân sách địa phương sẽ ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách xã hội được giao. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ủy thác đầu tư từ ngân sách tỉnh Bình Thuận chiếm tối thiểu 15% tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.
![]() |
Tính đến giữa năm 2023, dư nợ tín dụng chính sách tại Bình Thuận đạt khoảng 4.180 tỷ đồng |
Trong các năm từ 2023-2030, tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách bình quân 10%/năm. Đến năm 2030, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt khoảng 8.500 tỷ đồng; 100% người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn, đủ điều kiện đều tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng này cung cấp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất mở rộng cho vay các đối tượng đặc thù trên địa bàn cũng như các hộ dân khó khăn chưa tiếp cận được các chương trình tín dụng ưu đãi, như hộ mới thoát nghéo sau 3 năm, hộ có mức sống trung bình…
Để triển khai cụ thể hóa các mục tiêu kể trên, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo Sở Tài chính tập trung cân đối nguồn ngân sách để đảm bảo bố trí nguồn vốn ủy thác từ địa phương qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận đầy đủ, kịp thời theo từng năm.
Song song đó, yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 và chuẩn nghèo các giai đoạn tiếp theo để Chi nhánh làm căn cứ triển khai cho vay.
Riêng đối với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận, địa phương đề nghị tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan; tiếp tục tranh thủ tối đa nguồn vốn từ Trung ương và có giải pháp huy động vốn tín dụng chính sách hiệu quả tại địa phương nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ gia đình đang gặp khó khăn về công ăn việc làm và thiếu hụt thu nhập.
Được biết, tính đến cuối tháng 6/2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận đã cho vay với dư nợ đạt khoảng trên 4.180 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đạt 164,3 tỷ đồng với 438 hộ gia đình; dư nợ cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 4,58 tỷ đồng với 73 khách hàng; dư nợ cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến (theo Nghị quyết số 11/NQ-CP) là 15,5 tỷ đồng với 1.093 khách hàng.
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
