Bình Dương: Doanh nghiệp cần tiếp sức để phát triển nhà ở xã hội
Bình Dương hợp tác với bang Nebraska - Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực Bình Dương: Hỗ trợ phát triển văn hóa, quản trị tài chính cho doanh nghiệp trẻ |
Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Bình Dương đang ưu tiên dành quỹ đất để nhà đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội. Hiện nay, đã có 34 khu vực do các doanh nghiệp Nhà nước quản lý, 17 khu của các nhà đầu tư có sẵn quỹ đất để xây nhà ở xã hội. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cũng đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, thủ tục đầu tư nhà ở xã hội rườm rà hơn so với nhà ở thương mại khiến cho chủ đầu tư ngao ngán. Bên cạnh đó, việc bán nhà ở xã hội còn phức tạp và kéo dài.
Ông Lê Như Thạch, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BCONS cho rằng, nên lập ra cơ quan chuyên môn để phụ trách, thúc đẩy đầu tư. Các cơ quan này phải đủ thẩm quyền để kết nối giữa các ban ngành, địa phương để từ đó làm thủ tục nhanh hơn. Tỉnh cũng nên ban hành danh mục những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đã được xác minh đủ điều kiện mua. “Trong vòng 3 năm tới, nếu thủ tục thuận lợi thì BCONS có thể xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng 4.000 căn nhà ở xã hội”, ông Thạch khẳng định.
![]() |
Bình Dương đang ưu tiên dành quỹ đất để nhà đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội |
Một tên tuổi khác là Tổng Công ty Becamex IDC - đơn vị tiên phong trong việc phát triển nhà ở xã hội tại Bình Dương. Sau 10 năm triển khai, đơn vị này đã hoàn thành trên 47.500 căn nhà ở xã hội. Becamex IDC tiếp tục mở rộng giai đoạn tiếp theo với tổng số 118.234 căn nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhằm tạo cơ hội an cư cho người lao động, ông Nguyễn Hồng Hải, Tổng Công ty Becamex IDC đề xuất, cần có mô hình tài chính hỗ trợ như một quỹ phát triển nhà ở xã hội. Song song với đó, cần có mô hình nhà ở xã hội phù hợp cho từng địa phương với từng điều kiện kinh tế - xã hội.
Chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Như Khánh, nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển nhìn nhận, hiện nay nhiều dự án nhà ở xã hội đang phải tạm dừng do vướng khâu thủ tục khi chờ đợi Luật Đất đai mới được thông qua. Theo ông Khánh, thủ tục hành chính rườm rà khi thực hiện các dự án là một nguyên nhân quan trọng cần phải sửa đổi nếu muốn thu hút nhà đầu tư. Ông Khánh cho rằng, việc mở rộng xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới đòi hỏi cần có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp, chủ đầu tư vừa và nhỏ.
Các chuyên gia cũng nhận định, để phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới cần sớm hoàn thiện Luật Nhà ở (sửa đổi) và ban hành các văn bản liên quan về đầu tư, đặc biệt là đất đai, quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị… Đồng thời, cần đa dạng hóa nguồn vốn…
Trước những vướng mắc của doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, tỉnh sẽ có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, cũng như minh bạch, công khai thông tin để người lao động được tiếp cận, mua nhà ở xã hội nhằm tránh tình trạng đầu cơ. Khi lập quy hoạch, tỉnh cũng ưu tiên quỹ đất gần đô thị, khu công nghiệp để xây dựng nhà ở xã hội.
Ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định, tỉnh đã nhận diện được những khó khăn trong quá trình phát triển nhà ở xã hội và đang nỗ lực tìm các giải pháp tháo gỡ hiệu quả nhất.
Tin liên quan
Tin khác

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng
Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương
Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Essensia Parkway nâng tầm chất lượng sống
