Bị phạt nặng theo Luật chống độc quyền
Theo các nhà giám sát luật pháp của EU với sự tham vấn của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, EU đã chính thức đưa ra quyết định nộp đơn cáo buộc gã khổng lồ Google vì DN này vi phạm vào Luật của EU. Vụ việc này càng khiến cho Google có nguy cơ lún sâu vào kiện tụng với số tiền nộp phạt tối đa 10% doanh thu thường niên, tương đương với 6,6 tỷ USD.
Kèm theo đó là những quy định chặt chẽ hơn liên quan đến cách thức Google cung ứng dịch vụ tra cứu trên mạng. Theo nguồn tin được Bloomberg trích dẫn, EU có thể sẽ đưa ra quyết định chính thức trong tuần này. Ngoài ra, theo như Business Insider đưa tin, một tài liệu đặc biệt đang được EU chuẩn bị cũng sẽ khởi động những cuộc điều tra sâu, kéo dài nhiều năm đối với "người khổng lồ" Google.
Đó là khi Google và EU không thể đạt đến một thỏa thuận dàn xếp nào, EU sẽ đưa ra các hình phạt, bao gồm cả phạt tiền và cấm các hành vi của Google. Nếu không đồng ý, Google sau đó có thể khiếu nại lên Tòa án tối cao châu Âu.
![]() |
Google có thể bị phạt lên tới 6,6 tỷ USD vì vi phạm Luật chống độc quyền |
Lật lại vấn đề, việc đâm đơn kiện là kết quả của cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào Google đã được các cơ quan chức năng của EU tiến hành trong 5 năm qua. Đây được đánh giá là vụ kiện lớn nhất kể từ khi EU lên tiếng chống lại Microsoft vào năm 2003, với các khoản tiền phạt lớn nhất trong lịch sử châu Âu vào thời điểm đó. Trước đây, “gã khổng lồ” phần mềm Microsoft đã phải nhận án phạt lên tới gần 2 tỷ euro cũng liên quan tới luật chống độc quyền.
Google tuy đã tìm mọi cách để đạt được một thỏa thuận tránh nhận các án phạt từ EU nhưng thất bại do sự phản ứng mạnh mẽ từ Pháp, Đức, cùng một số nhóm viễn thông và phương tiện truyền thông mạnh hàng đầu châu Âu.
Hiện nay, các án phạt ban đầu theo EC cho biết, sẽ tập trung vào những “sản phẩm tìm kiếm” mà Google bị cáo buộc xâm hại đến các trang web mua sắm khác, nhưng có thể câu chuyện tiếp tục được mở rộng đến các lĩnh vực khác. Phía Google cũng đã xác nhận những án phạt mà họ sắp nhận trong một email nội bộ gửi tới nhân viên hôm 14/4 vừa qua.
Đánh giá về diễn biến sự việc, Ủy viên hội đồng cạnh tranh của EU - bà Margrethe Vestager cho biết bà chính là người thực hiện các quyết định khiếu kiện sau khi tham khảo các ý kiến. “Google sẽ sớm nhận được văn bản buộc tội chính thức về các hành vi vi phạm các quy định chống độc quyền bằng cách chuyển hướng lưu lượng truy cập tìm kiếm từ các đối thủ để hỗ trợ các dịch vụ riêng của hãng này”, bà Vestager khẳng định.
Ngoài ra, bà Margrethe Vestager cho biết đã đến Hoa Kỳ để tham dự hội nghị chống độc quyền, đồng thời chính thức công bố việc Google sử dụng trái phép tầm cỡ và quyền lực của mình để định hướng khiến người dùng internet chỉ có thể tiếp cận với hàng hóa sản phẩm của Google.
Không dừng lại ở các sản phẩm tìm kiếm, mới đây, tổ chức EC đã tiếp tục mở cuộc điều tra chính thức riêng rẽ vào hệ điều hành Android của Google cho điện thoại thông minh đã được khởi động trong ngày 15/4. Cuộc điều tra mới này tiếp tục nhằm vào Android để xem Google có cố tình bóp nghẹt hệ điều hành đối thủ hay không. Như vậy, EU không chỉ đang tấn công trực diện vào Google tìm kiếm mà còn đang nhắm đến yếu tố quan trọng không kém trong kinh doanh của Google là Android.
Được biết, cổ phiếu của Google tại thị trường châu Âu chiếm tỷ lệ rất lớn. Còn nhớ, đã có một cuộc điều tra vi phạm luật chống độc quyền đối với Google diễn ra tại Mỹ và kết thúc vào năm 2013 mà không có bất kỳ một bản án nào được đưa ra. Ủy ban Thương mại Liên bang (Mỹ), sau khi tiến hành một cuộc điều tra kéo dài 18 tháng, đã đưa quyết định không tuyên tội chống độc quyền với Google mặc dù một số tập quán kinh doanh của Google cần được sửa đổi cho phù hợp thực tiễn.
"Như vậy, việc đâm đơn kiện nghĩa là EU không muốn dàn xếp nhẹ nhàng vụ án này. Họ muốn tìm đến một quyết định trừng phạt" để có thể dẫn đến việc Google phải chịu các mức phạt tiền. Việc chính thức nộp đơn khởi kiện của EU là "một tin rất xấu" cho Google, Ioannis Lianos, một giáo sư của Luật Cạnh tranh toàn cầu tại Đại học College London cho biết.
Liệu lần này, Google có còn may mắn trắng án về vấn đề vi phạm tương tự lần xảy ra vào năm 2013 ở Mỹ, hay sẽ phải chịu một hình phạt thẳng tay lên đến 6,6 tỷ USD từ EU để rút ra được bài học và không tái phạm về vấn đề muôn thuở này nữa hay không?
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
