Bệnh viện vẫn khó tự chủ tài chính
![]() | Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Bệnh viện Bạch Mai |
![]() | Bệnh viện E: Nửa thế kỷ nỗ lực phục vụ người bệnh |
![]() | Khai trương Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng |
Từ đầu tháng 10 vừa qua, 51/54 bệnh viện công lập tại TP.HCM đã bắt đầu thực hiện tự chủ tài chính. Đây cũng chính là thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế đối với người không tham gia bảo hiểm y tế trên cả nước.
Ngân sách cắt giảm mạnh
Sau 1 tháng thực hiện tự chủ tài chính, đến nay các bệnh viện công lập tại TP.HCM vẫn hoạt động khá ổn định và chưa có xáo trộn lớn. Tuy nhiên, nhóm bệnh viện tại các quận, huyện ngoại thành như: Bệnh viện quận 7, quận 9, quận 12, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ… đã bắt đầu thể hiện sự thiếu hụt về nguồn vốn đầu tư do ngân sách cắt giảm khá mạnh và đột ngột.
![]() |
Áp lực tăng thu có thể sẽ khiến các bệnh viện lạm dụng kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh |
Cụ thể, bệnh viện huyện Cần Giờ, từ năm 2016 trở về trước, ngân sách TP.HCM cấp cho đơn vị này là gần 14 tỷ đồng/năm, nhưng năm 2017 nguồn vốn ngân sách chỉ còn 5 tỷ đồng và sẽ không còn nhận ngân sách kể từ năm 2018. Tương tự tại các bệnh viện huyện Bình Chánh và Củ Chi, nguồn ngân sách cũng giảm nhanh lần lượt từ mức 20 và 15 tỷ đồng (2016) đồng loạt xuống còn 10 tỷ đồng/đơn vị vào năm 2017.
Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông tin rằng, việc giao tự chủ tài chính cho các bệnh viện công lập sẽ giúp tiết kiệm khoảng 1.567 tỷ đồng cho ngân sách TP.HCM. Ông cũng thừa nhận việc cắt giảm ngân sách đột ngột như vậy sẽ khiến các bệnh viện tuyến quận, huyện gặp phải khó khăn không nhỏ. Bởi trong thời gian đầu, ngoại trừ các bệnh viện lớn như: bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt… là những bệnh viện có nguồn lực tài chính khá tốt thì các bệnh viện tuyến huyện ngoại thành hầu như không cáng đáng được các chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị lớn nếu không có nguồn hỗ trợ từ ngân sách.
Chưa kể với tốc độ tăng trưởng khá tốt về nhân sự cũng như quy mô, nếu không chủ động được nguồn lực tài chính sẽ khiến các bệnh viện khó giữ chân người tài. Từ đó chất lượng khám chữa bệnh sẽ bị ảnh hưởng, gây sức ép lên các bệnh viện tuyến trên khi bệnh nhân dồn về khám chữa bệnh tại các khu vực trung tâm.
Gần 4.000 tỷ đồng là tổng giá trị vốn vay để mở rộng bệnh viện và mua sắm trang thiết bị y tế tại TP.HCM |
Bệnh viện trở thành “con nợ”
Theo phân tích của ông Nguyễn Duy Thuận, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế y tế và Quản trị bệnh viện TP.HCM, đối với địa bàn thành phố, do điều kiện khám chữa bệnh khá tốt nên thu hút được người dân từ các tỉnh lân cận đổ về khám chữa bệnh. Vì vậy, việc tự chủ tài chính đối với các bệnh viện là không quá khó khăn. Trong số các bệnh viện công đang tự chủ tài chính, theo ông Thuận những bệnh viện như: Từ Dũ, Hùng Vương, Tai Mũi Họng, Da liễu, Bệnh viện quận Bình Thạnh… mỗi tháng đều có thể trả lương cho bác sĩ từ 50 đến 100 triệu đồng/người và trong két sắtcòn dôi dư hàng trămđến hàng nghìn tỷđồng. Vì thế các bệnh viện này đều có thể tự chủ được hết.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), sau 2 năm thực hiện tự chủ tài chính, chỉ có các bệnh viện tuyến Trung ương là hưởng lợi từ chính sách này vì họ thu hút được nhiều người bệnh có khả năng chi trả các dịch vụ kỹ thuật cao đồng thời dễ dàng huy động được vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa. Dù vậy, xét một cách thực chất, khi cắt nguồn vốn ngân sách, hầu hết các bệnh viện chuyển qua vay vốn NHTM để xây dựng cơ sở vật chất. Việc này đặt các bệnh viện vào thế luôn phải đối mặt với các khoản nợ. Từ đó dẫn tới hành vi lạm dụng mô hình khám chữa bệnh bằng các công nghệ kỹ thuật cao, để tăng nguồn thu từ bệnh nhân.
Từ kết quả khảo sát ở nhóm 10 bệnh viện công hàng đầu đã thực hiện tự chủ tài chính, trong năm 2016 các đơn vị này đã vay khoảng 1.500 tỷ đồng từ các NHTM để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị. Đơn cử như Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hiện đơn vị này đã vay khoảng 330 tỷ đồng từ các NHTM để xây dựng cơ sở vật chất. Do chậm triển khai dự án, hiện nay tổng vốn đầu tư đã tăng từ mức 187 tỷ đồng lên mức 497 tỷ đồng. Hiện hàng tháng bệnh viện đang phải trả ngân hàng cả lãi lẫn gốc là 40 tỷ đồng. Vì thế áp lực tăng thu từ người bệnh để bù đắp là không tránh khỏi.
Tại TP.HCM, để kích thích nguồn vốn xã hội hóa vào lĩnh vực y tế, từ 10 năm nay, chính quyền địa phương đã phê duyệt hàng trăm dự án đầu tư thuộc chương trình vay kích cầu để mở rộng bệnh viện và mua sắm trang thiết bị y tế với tổng giá trị vốn vay gần 4.000 tỷ đồng. Đây là hình thức vay được ngân sách TP.HCM cấp bù lãi suất cho các bệnh viện.
Do vậy, với cơ chế tự chủ toàn phần từ năm 2018, chắc chắn hàng trăm bệnh viện lớn, nhỏ trên địa bàn TP.HCM sẽ “chen chân” tranh thủ nguồn lãi suất cấp bù từ ngân sách địa phương bằng cách lập ra các dự án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế để vay vốn ngân hàng. Điều này sẽ khiến cho nguồn tín dụng đổ vào các bệnh viện tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên cũng sẽ tiềm ẩn hàng loạt các nguy cơ khi mà thực tế hiện nay hàng chục các bệnh viện công lập tuyến huyện ở TP.HCM dù rất vắng người khám chữa bệnh và thiếu hụt nguồn thu nhưng vẫn tích cực vay vốn các NHTM để mở rộng quy mô.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
