Bê bối Uber!
Tuy nhiên, hàng loạt rắc rối về hình ảnh, thương hiệu khi bộc lộ sự xấu xí và những phản ứng thái quá trong nhiều vụ việc đã khiến khách hàng phải ngắm Uber theo cái nhìn không mấy tích cực.
![]() |
Dịch vụ Uber cần được kiểm soát chặt hơn để bảo vệ người tiêu dùng |
Mới đây nhất là vụ việc Uber ở Queensland đã phải nộp vào kho bạc của bang miền Đông Bắc nước Úc này một số tiền phạt lên đến 1,7 tỷ USD trong suốt 12 tháng hoạt động qua. Vấn đề xoay quanh việc các tài xế xe Uber liên tục bị cảnh sát “sờ gáy” với tiền phạt khoảng 1,7 USD mỗi lần vì hoạt động thiếu giấy phép. Uber đã nhận về 1.536 giấy báo phạt như vậy đối với 538 tài xế và hiện chỉ mới có 1.234 giấy phạt trong số đó được nộp.
Trước đó vài hôm, Uber cũng bị kiện tại San Francisco do một tài xế hoạt động cho hãng này đã sàm sỡ một cô bé mới 13 tuổi. Mẹ của bé gái (giấu tên) đã chính thức nộp đơn kiện Uber ra tòa và yêu cầu hãng phải bồi thường 2 triệu USD cho hành vi của người tài xế.
Theo tình tiết mà cảnh sát cung cấp, người lái xe trong câu chuyện là Isagani Marin, 39 tuổi và thường được thuê để chở cô bé đi học và về nhà. Từ năm 2011, cô bé đã sử dụng xe của Marin khoảng 20 lần để di chuyển khi mẹ cô không thể đưa đón. Trong những lần đó, Marin thường xuyên đặt những câu hỏi khiêu khích cho cô bé.
Cô bé đã cảm thấy lo lắng với vị tài xế này và yêu cầu Uber thay thế một tài xế khác, thế nhưng Marin vẫn tiếp tục là lái xe đưa đón cô bé những lần sau đó. Đến ngày 7/11/2014, khi cô bé gặp khó khăn trong việc mở cửa xe, hắn đã quay người ra ghế sau và tiến hành sàm sỡ. Tòa án đã kết tội Marin phạm tội hành hung hình sự và chịu 6 tháng tù treo.
Hiện nay, để trấn an dư luận các nước trên thế giới có triển khai dịch vụ Uber, hãng này tuyên bố có một cơ chế quản lý gắt gao hồ sơ của những tài xế phục vụ trong dịch vụ của mình, thế nhưng thực tế có vẻ không phải như vậy. Theo hồ sơ của Marin, hắn từng lái xe mất kiểm soát (1998), ít nhất 3 lần vi phạm giao thông (quá tốc độ, lái xe bất cẩn trong năm 2002 và 2015), từng phạm tội xâm phạm (2001) và bị bắt giữ năm 2007 vì tội hành hung người khác.
Điều đáng nói là đây không phải lần đầu tiên Uber bị vướng vào những vụ việc như vậy. Những cáo buộc với tài xế Uber tấn công, lăng mạ, hiếp dâm khách hàng diễn ra trên toàn thế giới. Uber từng bị cấm hoạt động ở New Dehli, Ấn Độ sau khi một cô gái 27 tuổi bị hiếp dâm hồi tháng 12 năm ngoái.
Thực tế, trong điều khoản sử dụng của Uber ghi rõ: họ không chịu trách nhiệm với các rủi ro phát sinh từ bên thứ 3 trong dịch vụ (tức là tài xế). Theo đó, Uber chỉ cung cấp một dịch vụ cho phép người dùng và tài xế liên lạc với nhau dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Thậm chí điều khoản còn ghi rằng người sử dụng phải chịu mọi trách nhiệm nếu có chuyện xảy ra giữa họ và tài xế.
Tại Việt Nam, câu chuyện tiêu cực về hình sự đối với Uber chưa diễn ra (hoặc có số lượng ít), nhưng chuyện gian lận cước phí đã xảy ra. Mới đây, Uber thừa nhận rằng công ty đã nhận phản hồi từ khách hàng vì chính sách giá và phí phát sinh kỳ lạ theo định giá nhảy cóc (Surge pricing) của Uber đưa ra.
Điển hình là hành động Uber Việt Nam trừ 350.000 đồng vào tài khoản của một khách hàng, vì cho rằng vị khách này đã có hành vi nôn ra xe và mức tiền trừ ấy được đặt tên là “phí dọn dẹp”. Không những vậy, việc đại diện từ phía Uber tuyên bố sẽ ngừng cung cấp dịch vụ vĩnh viễn đối với tài khoản của khách hàng này đã gây nên một cuộc xung đột lớn giữa người dùng và Uber, cũng như làm dấy lên bão ngôn luận trong cộng đồng mạng.
Chuyện gian lận cước phí của khách hàng không phải là trường hợp cá biệt ở Việt Nam, mà diễn ra khá phổ biến tại California (Mỹ). Cụ thể, một tài xế ở Mỹ đã cộng thêm 100 USD vào hóa đơn giá 7 USD của một khách hàng với lý do "dây chất bẩn cơ thể" ra xe chỉ vì người khách này bắt xe vào lúc trời đang mưa…
Suy cho cùng, Uber đang được xem là một công ty start-up (mới khởi nghiệp) về công nghệ có tốc độ phát triển hàng đầu trên thế giới và cũng chỉ mới du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây. Lợi nhuận của Uber thu được luôn đi kèm với những vụ bê bối của dịch vụ này.
Thiết nghĩ, nếu Uber không tiến hành thực thi các chính sách quản lý tài xế một cách chặt chẽ hơn và cách tính phí chi tiết hơn thì chắc chắn họ sẽ mất đi một lượng khách hàng đã có và nhiều khách hàng tiềm năng, đồng nghĩa với việc mất đi một khoản doanh thu trong thời gian tới.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
