Bất cập trong kết nối cung cầu
![]() | Kết nối cung cầu nông sản sạch |
![]() | Hiệu quả từ kết nối cung cầu |
Tăng cường kết nối
Bộ Công Thương vừa phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. Báo cáo tại hội nghị cho thấy, 8 tháng đầu năm 2016, sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành trong khu vực duy trì được mức tăng trưởng khá; kim ngạch xuất khẩu đạt 4.460 triệu USD, tăng 6.11% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 3.973 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ toàn khu vực đạt 369.204 tỷ đồng, tăng 11,5% so cùng kỳ và đạt 64,7% kế hoạch năm 2016.
![]() |
Nhiều khách hàng đến các hội chợ chỉ để… tham quan |
Thời gian gần đây, các hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ thương mại đã và đang được tổ chức ngày càng nhiều hơn. Số lượng ký kết các biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các DN cũng tăng lên… Đơn cử, hội nghị kết nối cung cầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2015, đã có 42 biên bản ghi nhớ được ký kết trực tiếp giữa các DN với tổng giá trị hơn 320 tỷ đồng.
Tiếp theo, tại hội nghị kết nối cung cầu khu vực năm 2016 cũng đã có hơn 300 DN của 25 tỉnh, thành ở khu vực tham gia. Kết thúc hội nghị, đã có 40 biên bản ghi nhớ được ký kết về hợp tác giữa các DN, đơn vị trên các lĩnh vực nông, công nghiệp, dược phẩm, máy móc, thiết bị, xây dựng, du lịch, khách sạn, giáo dục, đào tạo...
Bên cạnh, các tỉnh thành trong khu vực cũng đã đẩy mạnh những chương trình kết nối thông qua các sự kiện khác như, Hội chợ liên kết vùng kinh tế Tây Nguyên - Gia Lai 2016, Hội chợ giao thương DN Kon Tum 2016, Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế, Hội chợ thương mại Quảng Bình, Hội chợ - triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Quảng Ngãi…
Ngoài ra, còn có thể kể đến Hội chợ quốc tế đầu tư - thương mại và du lịch hành lang kinh tế Đông Tây và Hội chợ hàng Việt tại TP. Đà Nẵng... Ngoài các hội nghị mang tầm khu vực, đơn lẻ hơn các tỉnh như, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng hay TP. Đà Nẵng… cũng đã phối hợp với nhau tổ chức các hội nghị giao thương giữa các DN.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hoạt động “kết nối cung - cầu”, sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, hỗ trợ kết nối DN, hợp tác liên kết vùng… góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Nhưng hiệu quả chưa cao
Có thể nói, trong thời gian qua hoạt động kết nối cung cầu giữa các DN ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã được đẩy mạnh. Theo đó, các DN ở khu vực đã ký kết hàng trăm biên bản ghi nhớ hợp tác. Tuy nhiên, trong thực tế theo nhiều người, một số ký kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm giữa các DN mới chỉ mang tính thăm dò, giá trị chưa cao.
Bà Nguyễn Thị Thúy Mai, Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho rằng, nội dung hợp tác giữa một số DN trong khu vực còn khá đơn giản, mới ở mức độ trao đổi thông tin, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. DN chưa tham gia hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất, bởi còn nhiều DN ngại chia sẻ thông tin, kinh nghiệm…
Lấy ví dụ ngay tại Hội nghị kết nối cung cầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016, so với những năm trước sự kiện này đối tượng tham gia được mở rộng hơn, các mặt hàng trưng bày giới thiệu cũng chất lượng hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, có một thực tế tham gia sự kiện này chủ yếu là người bán mà rất vắng bóng người mua. Các DN đến tham gia chủ yếu để “chào hàng”...
Ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm, Tổng giám đốc CTCP cà phê Classis (Gia Lai) nhấn mạnh, với nhiều DN tư nhân, việc tham dự những sự kiện như Hội nghị kết nối cung cầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016 là cơ hội lớn để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế tại hội nghị có rất ít người mua, nhiều khách hàng chỉ đến tham quan. Về phía các DN đến đây cũng chủ yếu là để bán hàng, ít thấy những đối tác đến để tìm mua các nguồn hàng. Tình trạng người bán đông mà người mua ít, điều đó làm giảm hiệu quả của chương trình kết nối cung cầu. DN cũng rất khó có thể tìm được đối tác ngay tại đây.
Thực tế, DN trong khu vực miền Trung - Tây nguyên hầu hết là DNNVV, thị trường còn hạn chế, chưa xây dựng được các thương hiệu lớn, chưa tham gia hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất. Một số DN còn e ngại, chưa thực sự cởi mở chia sẻ thông tin, chưa chủ động quan tâm đến nhiều vấn đề hợp tác cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
Do vậy, số lượng kết nối giữa DN sản xuất với DN sản xuất để mua nguyên liệu đầu vào bán thành phẩm đầu ra còn ít. Liên kết hợp tác, kết nối cung cầu mới chỉ dừng lại ở các DN sản xuất với DN thương mại. Số lượng kết nối giữa DN với DN sản xuất để mua nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm đầu ra còn ít.
Để khắc phục những bất cập trong kết nối cung cầu, đại diện nhiều DN ở khu vực cho rằng, các cơ quan chức năng cần chú trọng tổ chức cung cầu theo từng lĩnh vực chuyên ngành với quy mô có thể nhỏ hơn, song chuyên sâu hơn.
Đồng thời, cần chủ động khảo sát, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cung cầu theo chuyên ngành tại địa phương cần được cập nhật thường xuyên để phục vụ các DN. Về phía các DN, cần tiếp tục chú trọng việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành không những đáp ứng được yêu cầu của đối tác, thúc đẩy sự phát triển của chính DN mình.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
