agribank-vietnam-airlines

Bất an vì thay đổi chính sách

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Rủi ro thị trường nhiều khi không lớn bằng rủi ro chính sách, việc thay đổi chính sách đột ngột luôn khiến NĐT rất bất an.
aa

Việt Nam đã đạt nhiều thành công sau 30 năm thu hút FDI nhờ xây dựng được các chính sách tiến bộ, kịp thời nhằm hút dòng vốn ngoại. Tuy nhiên, dòng chảy 30 năm qua và cho tới hiện nay cũng đã ghi nhận không ít trường hợp chính sách thay đổi đột ngột, thiếu nhất quán, gây ra tâm lý bất ổn đối với NĐT và ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư. Các tác động tiêu cực của vấn đề này đã được nhận diện tại Hội thảo “Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với NĐT nước ngoài tại Việt Nam”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cùng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/12.

Vấn đề thời sự nhưng không mới

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (Amcham) đã dẫn ra 5 ví dụ về việc thay đổi chính sách gần đây đang khiến NĐT hết sức quan ngại. Đầu tiên, Dự thảo Luật An ninh mạng quy định về việc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam, theo vị này sẽ tạo ra gánh nặng không cần thiết cho các DN nước ngoài. Chưa kể quy định này cũng không giúp cải thiện tình hình an ninh mạng của Việt Nam như các nhà soạn thảo luật kỳ vọng.

Ví dụ thứ hai là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, theo Amcham, hầu hết các quốc gia không đánh thuế này vì nó có tác động xấu đến nền kinh tế và chưa được chứng minh là bảo vệ sức khoẻ. Ông Adam Sitkoff dẫn chứng thêm, chỉ có 4 quốc gia trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, chiếm khoảng 2% dân số trong khu vực, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt. Điều này cho thấy đây là một chính sách không thông dụng và không được khuyến khích.

Bất an vì thay đổi chính sách
Việc ban hành các khung chính sách được đánh giá đang ngày càng tốt hơn

Trong lĩnh vực dược, Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược đang khiến các DN trong lĩnh vực này như “ngồi trên lửa” vì sẽ làm gián đoạn công việc kinh doanh hiện nay. Cụ thể là việc thi hành Nghị định này sẽ buộc một số NĐT nước ngoài phải ngừng cung cấp dịch vụ kho bãi và vận chuyển dù đã được cấp phép đầy đủ, gây tổn thất hàng trăm triệu USD và làm gián đoạn việc cung cấp hàng ngàn loại thuốc cần thiết.

“Tôi có thể kể ra nhiều ví dụ khác như thế này nữa, nhưng thời gian của buổi hội thảo hôm nay là có hạn”, Giám đốc Điều hành của Amcham nói. Theo ông, những thay đổi chính sách như thế này khiến các thành viên của Amcham cảm nhận rằng việc thực thi chính sách không đồng nhất, không hiệu quả, và đối xử không công bằng giữa các khu vực.

Là chuyên gia hàng đầu về FDI và đã theo lĩnh vực này từ những ngày đầu tiên, GS. TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy sự bất nhất trong hoạch định chính sách không phải là câu chuyện mới. Ông Mại nêu ví dụ, chủ trương cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ vào cuối thập niên 90 đã làm phá sản hàng chục DN FDI. Đối với sản xuất rượu, bia, nước giải khát có lúc cho phép, có lúc lại hạn chế FDI. “Vì có nhà lãnh đạo cho rằng sản xuất các mặt hàng này có lợi nhuận cao nên ta tự làm lấy và không cho FDI làm, trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt đã thu trên một nửa sản phẩm của DN FDI rồi”, TS. Nguyễn Mại giải thích.

Ông Mại cho rằng, trong quá trình 30 năm vừa qua, sự thay đổi chính sách của từng thời kỳ cho thấy đã xảy ra xung đột lợi ích của từng ngành, từng địa phương, từng DN với lợi ích dân tộc. Trong khi môi trường đầu tư cần được cải thiện, cần giảm mạnh chi phí cơ hội cho các NĐT nước ngoài cũng như trong nước, thực hiện bình đẳng về luật pháp giữa các khối DN... thì lợi ích cục bộ đã trở thành lực cản lớn nhất cho quá trình phát triển.

Xây dựng chính sách đang tốt lên

Ở vị trí cơ quan đại diện tiếng nói của cộng đồng DN, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, việc thay đổi một số chủ trương của Nhà nước và tình trạng thiếu nhất quán, thiếu minh bạch trong chính sách và luật pháp gây ra tâm lý bất ổn của NĐT do khó dự đoán khi quyết định phương hướng đầu tư và kinh doanh. “Rủi ro thị trường nhiều khi không lớn bằng rủi ro chính sách, việc thay đổi chính sách đột ngột luôn khiến NĐT rất bất an”, ông Tuấn bày tỏ quan ngại.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, việc thay đổi chính sách là vấn đề khiến các DN cả trong và ngoài nước lo ngại nhiều nhất hiện nay. "Luật cứ 5 - 7 năm lại thay đổi, DN chịu không nổi. Các chính sách hồi tố DN khiến họ từ chỗ thực hiện đúng đến thực hiện sai, thiếu, dẫn đến truy thu, hồi tố. Điều cần làm của chúng ta hiện nay là đưa ra chính sách, luật chắc chắn, có tính dài hạn", bà Lan nêu thực trạng.

Bà cũng lưu ý rằng, trên thực tế, chi phí kinh doanh đang tăng cao và có xu hướng tăng, từ chi phí tuân thủ, dịch vụ hành chính đến dịch vụ công, hạ tầng; cùng với đó là quá nhiều loại thuế, phí, quỹ và các đóng góp khác nhau; chi phí thời gian lớn; tham nhũng… Nhiều chi phí tăng liên tục, khó dự liệu. Trong khi đó, chúng ta chưa tạo ra sân chơi bình đẳng. DNNN, một số DN FDI và DN tư nhân thân hữu vẫn được biệt đãi trong việc tiếp cận các nguồn lực, quyền kinh doanh, đầu tư công, mua sắm Chính phủ, bảo hộ…

Mặc dù đánh giá quá trình xây dựng và thực thi chính sách vừa qua còn nhiều vấp váp, song các chuyên gia cũng cho rằng hiện nay việc ban hành các khung chính sách ngày càng tốt hơn. Bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm: “Các chính sách hiện nay khá thống nhất về suy nghĩ, ý tưởng, chứ không vênh nhau như trước kia, điều này khiến cho điều hành chính sách tốt hơn, cụ thể và có đánh giá kết quả tốt hơn”.

Riêng với chính sách thu hút FDI, ông Nguyễn Nội, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định, đã có bước tiến bộ lớn khi cắt giảm 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tương ứng hơn 5.700 điều kiện kinh doanh. Luật cũng đã quy định rõ các ngành có điều kiện phải được quy định từ tầm Nghị định trở lên, chắc chắn sẽ hạn chế tình trạng thay đổi chính sách liên tục và thiếu nhất quán. “Chúng tôi cũng luôn lắng nghe các NĐT đóng góp xây dựng pháp luật cho hoàn thiện hơn, làm sao chính sách minh bạch thông thoáng, có độ trễ, cần thiết thì sửa đổi nhưng không phải sửa thường xuyên, cơ quan ban hành cần nghiên cứu kỹ trước khi sửa”, ông Nguyễn Nội khẳng định với các NĐT.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data