Bảo vệ quyền cổ đông: Tiếng nói thành viên thị trường chưa đủ mạnh
![]() |
Ảnh minh họa |
Tính đến 31/10/2019, với hơn 2.000 công ty đại chúng trong đó có 750 doanh nghiệp niêm yết, tổng vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt 3.568.624 tỷ đồng, tương đương 153 tỷ đô la Mỹ hay đạt 84,8% GDP.
Theo các chuyên gia, chất lượng và tiềm năng phát triển của thị trường hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quản trị doanh nghiệp, đặc biệt phụ thuộc vào vai trò của doanh nghiệp đối với cổ đông, mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi quyết định rót vốn vào thị trường. Tuy nhiên, việc làm sao đưa các quy định và các nguyên tắc quản trị tốt vào thực tiễn nhằm giúp ích cho cổ đông có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay.
Kết quả của Ban tổ chức Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết Việt Nam năm 2019 cũng cho thấy, doanh nghiệp niêm yết đã đáp ứng 57,1% các tiêu chí về vai trò đối với cổ đông, nhà đầu tư trong năm 2019, tăng từ mức 55,2% trong năm 2018 - một mức tăng khiêm tốn.
Trên thực tế, bên cạnh vai trò quan trọng của cơ quan quản lý, thị trường cần đến những hành động tích cực của các thành viên thị trường (stock market activists) bao gồm: các nhà đầu tư tổ chức, ngân hàng cho vay, tổ chức đào tạo quản trị, các hiệp hội bảo vệ nhà đầu tư, các hiệp hội hành động vì quản trị công ty tốt, các tổ chức hiệp hội tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư hành động…
Các tổ chức này được kỳ vọng sẽ tích cực lên tiếng đối với các hành vi đi ngược với lợi ích của cổ đông, giá trị công ty, giá trị cộng đồng. Tuy nhiên trong thời gian qua, vai trò và tiếng nói của các thành viên này lại chưa đủ mạnh để có thể thay đổi nhận thức của thị trường.
Rõ ràng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua vẫn luôn xảy ra những "lùm xùm" liên quan đến quyền lợi cổ đông như hoạt động mua, bán cổ phiếu quỹ; các chương trình ESOP mà doanh nghiệp phát hành cho nhân viên... thì tiếng nói của các thành viên thị trường càng có thêm ý nghĩa đối với cổ đông cũng như thị trường.
Nhìn rộng ra các thị trường khác, tại các thị trường vốn phát triển như Mỹ, Anh, châu Âu… các tổ chức hành động vì quản trị tốt tích cực giám sát các hoạt động điều hành doanh nghiệp, quản trị công ty, từ đó khi cần thiết sẽ gây áp lực lên ban điều hành và hội đồng quản trị công ty.
Các yêu cầu của các nhà hành động vì quản trị tốt chủ yếu bao gồm các yêu cầu xem lại chính sách thù lao lãnh đạo, lương thưởng của ban điều hành công ty, các yêu cầu xem xét đánh giá việc thực thi vai trò và trách nhiệm của các cá nhân đang là thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp, hay các yêu cầu cụ thể hơn về chính sách cổ tức, mua lại cổ phiếu quỹ, các yêu cầu đối với doanh nghiệp trong việc thực thi các nỗ lực phát triển bền vững, tăng lương lao động, áp dụng công nghệ mới, chống biến đổi khí hậu…
Trong số các tổ chức đầu tư hành động lớn nhất, BlackRock với hơn 6 nghìn tỷ đô la tài sản quản lý, hay Vanguard với 5 nghìn tỷ đô la tài sản quản lý, đã khởi xướng nhiều chiến dịch công khai và đặt ra các yêu cầu đối với các công ty và ban lãnh đạo để gây áp lực thay đổi và cải tiến quản trị.
Theo tổ chức Activist Insight, số lượng doanh nghiệp bị yêu cầu phải cải thiện quản trị ngày càng gia tăng, với số lượng doanh nghiệp bị yêu cầu cải thiện quản trị tăng lên mỗi năm 11% trong giai đoạn 2014-2017.
Những nhà hành động thị trường hoạt động theo cơ chế đơn lẻ hoặc hệ thống. Có các nhà hành động thị trường là các quỹ đầu tư lớn có khả năng tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm các đối tác truyền thông, hỗ trợ và phối hợp từ giám sát, lên tiếng, vận động hành lang, tiếp xúc yêu cầu gặp mặt ban lãnh đạo công ty, hoặc vận động dồn phiếu để biểu quyết cho các dự thảo cải tổ quản trị trong doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, năm 2018 đã đánh dấu sự ra đời của Viện thành viên Hội đồng quản trị Việt nam (VIOD) với sự ủng hộ của các tổ chức hành động vì quản trị tốt như Hội đồng sáng kiến quản trị công ty Việt Nam (VCGI), Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Quỹ đầu tư Dragon Capital, các công ty kiểm toán Big 4, được kỳ vọng là những nhà hành động vì nền quản trị tốt hơn tại Việt Nam…
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát
