Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế
Việc triển khai dự án càng có ý nghĩa trong khi Việt Nam đang phải đối mặt với các thảm hoạ của bão và lũ lụt tại miền Trung Việt Nam đồng thời cũng đang và đã thành công trong việc kiểm soát dịch COVID-19.
“Những sự kiện tàn khốc này càng làm nổi bật tầm quan trọng của việc theo đuổi và tăng cường các phương pháp quản lý hoàn toàn hài hòa với thiên nhiên”, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Caitlien Weisen nói.
![]() |
Hơn 2500 hộ dân sẽ được hưởng lợi từ dự án với thu nhập bình quân tăng 20% |
Việt Nam được xếp thứ 16 trong số các nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới và là một trong mười trung tâm giàu đa dạng sinh học nhất của hành tinh. Với nỗ lực duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú này và giúp đảo ngược xu hướng suy thoái do mất đa dạng sinh học, trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn (PA) trên phạm vi toàn quốc, cho đến nay đã có 164 khu bảo tồn trên cạn, các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên (NR), và năm khu bảo tồn biển.
Tuy nhiên, bà Caitlien Weisen cũng chỉ ra hầu hết các khu bảo tồn của Việt Nam đều nằm trong các khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao và đó là một thách thức rất lớn để đạt được các mục tiêu, thường là mâu thuẫn, giữa bảo tồn và phát triển.
Chính phủ đã tìm cách khắc phục các mâu thuẫn này thông qua các chính sách về chia sẻ lợi ích, đồng quản lý giữa các cơ quan quản lý vườn quốc gia/khu bảo tồn và cộng đồng địa phương, liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đồng thời cho phép một số hoạt động khai thác bền vững tài nguyên rừng và biển. Trong đó, việc hình thành các khu dự trữ sinh quyển hứa hẹn sẽ mở rộng cách tiếp cận hiện có đối với việc quản lý khu bảo tồn để bảo tồn đa dạng sinh học và chia sẻ lợi ích bằng cách tính đến bối cảnh kinh tế xã hội rộng lớn hơn mà các khu bảo tồn nằm trong đó.
Tại Việt Nam, sau khi khu khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được công nhận là Rừng ngập mặn Cần Giờ vào năm 2000, danh hiệu mới nhất là khu dự trữ sinh quyển Langbian ở tỉnh Lâm Đồng vào năm 2015. Hiện mạng lưới 9 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam có diện tích hơn 4,1 triệu ha đất và nước, chiếm khoảng 12,1% diện tích cả nước, là nơi sinh sống của hơn 2,3 triệu người.
“Mặc dù có những vai trò đầy hứa hẹn trong việc thúc đẩy các phương pháp quản lý tổng hợp, nhưng không có cơ cấu quản trị nhất quán, nhiệm vụ pháp lý rõ ràng hoặc nguồn lực thích hợp để cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các khu dự trữ sinh quyển”, bà Caitlin Wiesen chỉ ra.
Nguyên nhân có thể kể đến từ việc quản lý khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam đang đối mặt với việc thiếu khung pháp lý, do đó chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp đa ngành trong một tỉnh, và hơn nữa là sự hợp tác liên tỉnh để quản lý hiệu quả các khu dự trữ sinh quyển tại các khu vực thuộc nhiều tỉnh.
Cùng với đó là cơ cấu tổ chức quản lý các khu dự trữ sinh quyển rất khác nhau giữa các tỉnh. Điều này làm giảm vai trò nhất quán của ban quản lý khu dự trữ sinh quyển trong việc lồng ghép các mục tiêu bảo tồn và an toàn đa dạng sinh học vào việc quy hoạch và quản lý cảnh quan, rừng và biển, cũng như vào các lĩnh vực kinh tế và sản xuất then chốt để chuyển dịch sang hướng phát triển bền vững và công bằng hơn.
Hơn nữa, việc thiếu vai trò quản lý rõ ràng ở quy mô khu dự trữ sinh quyển và nhiệm vụ không rõ ràng trong việc lập kế hoạch và lập ngân sách đã làm giảm vai trò của ban quản lý khu dự trữ sinh quyển trong quá trình lập kế hoạch và hoạch định chính sách ở cấp địa phương.
Trong bối cảnh về quản lý và quản trị như vậy, UNDP khởi động dự án quan trọng này, đặc biệt là trong giai đoạn này khi Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch tiến hành sửa đổi một số luật và chính sách lớn, chẳng hạn như Luật Đa dạng sinh học; Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn sau năm 2020 và việc thực hiện Luật Quy hoạch mới ở cấp tỉnh. Điều này mang lại những tiềm năng cho việc lồng ghép, hợp pháp hóa và thể chế hóa nhằm giải quyết những thách thức nêu trên.
Đặc biệt, để góp phần thúc đẩy phát triển các khu dự trữ sinh quyển, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UNDP và các bên liên quan xây dựng và phê duyệt thành công dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam” (Dự án BR) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua UNDP.
Dự án nhằm hỗ trợ hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc bảo vệ, quản lý khu dự trữ sinh quyển; Tăng cường hiệu quả quản lý 3 khu dự trữ sinh quyển tham gia dự án là Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai - tỉnh Đồng Nai, khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An - tỉnh Quảng Nam và khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An - tỉnh Nghệ An thông qua hoạt động tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên; phục hồi và quản lý rừng bền vững; hỗ trợ các mô hình sinh kế cộng đồng nhằm giảm sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.
“Dự án BR mà chúng tôi khởi động hôm nay sẽ góp phần giải quyết các rào cản hiện tại thông qua việc thực hiện các kết quả dự án có liên quan và bổ sung lẫn nhau, bao gồm việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế; lồng ghép việc lập kế hoạch và quản lý đa ngành và nhiều bên liên quan; và quản lý tri thức”, đại diện UNDP cho biết.
Với tổng giá trị 6,666 triệu USD, thời gian dự kiến thực hiện 5 năm kể từ ngày Dự án được phê duyệt, các mục tiêu cụ thể của dự án cũng đã được đặt ra như hướng tới ít nhất 1,22 triệu ha rừng của khu dự trữ sinh quyển được quản lý thông qua cách tiếp cận có sự tích hợp tham gia bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vào quy hoạch và quản lý tích hợp khu sinh quyển dự trữ. Đồng thời có ít nhất 2.500 hộ được hưởng lợi trực tiếp thông qua quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và các phương pháp cải thiện sinh kế góp phần làm tăng 20% thu nhập trung bình của các hộ, trong đó 40% người hưởng lợi là phụ nữ
Khẳng định UNDP cam kết tiếp tục làm việc để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam, và đưa dự án quan trọng này kết thúc tốt đẹp và thành công, bà Caitlin Wiesen kêu gọi các hành động kịp thời hơn nữa nhằm thúc đẩy các nỗ lực và phối hợp của các bộ ngành trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh tham gia, khối tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và cá nhân liên quan.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
