agribank-vietnam-airlines

Bao giờ thì giá phân bón mới giảm?

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Phân bón là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá nhưng từ đầu năm đến nay lại đang tăng “chóng mặt”, khiến người nông dân rất khó khăn. Vậy tại sao đến giờ các giải pháp bình ổn chưa phát huy tác dụng?
aa
bao gio thi gia phan bon moi giam Tìm giải pháp bình ổn thị trường phân bón
bao gio thi gia phan bon moi giam Ngành phân bón: Hưởng lợi khi nông nghiệp phục hồi
bao gio thi gia phan bon moi giam Doanh nghiệp phân bón mong chờ được tăng thuế

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, giá phân bón hiện nay tăng cao so với đầu năm 2021. Cụ thể, giá phân bón sản xuất trong nước: Phân đạm Cà Mau từ mức 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg (tăng 72%); Phân DAP Đình Vũ từ mức 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg (tăng 67,3%); Phân NPK Bình Điền, loại NPK 16-16-8+13S từ mức 8.860 đồng/kg lên 10.760 đồng/kg (tăng 24,3%). Còn giá phân bón nhập khẩu: Phân SA bột của Trung Quốc từ mức 3.270 đồng/kg lên 5.250 đồng/kg (tăng 60,6%); Phân DAP 64% nhập khẩu Trung Quốc từ 11.200 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg (tăng 50%); Phân Kali miếng Israel từ 6.650 đồng/kg lên 11.500 đồng/kg (tăng 72,9%).

Trước tình hình trên, mới đây liên Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT cũng đã họp bàn tìm giải pháp “hạ nhiệt” giá phân bón. Theo đó, Bộ Công thương cho biết sẽ kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội xem xét lại thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất phân bón. Trong phiên rà soát tới đây, bộ sẽ tiếp nhận các ý kiến đề xuất của các nhà sản xuất phân bón DAP và MAP, cũng như các đơn vị kinh doanh nhập khẩu và sử dụng phân bón khác để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật cũng như các cam kết của WTO; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu...

Hy vọng với các giải pháp trên, nếu được làm quyết liệt thì giá phân bón trong nước sẽ sớm được bình ổn, người nông dân yên tâm sản xuất.

bao gio thi gia phan bon moi giam
Giá phân bón tăng cao có phải là do chi phí sản xuất tăng?

Là đơn vị nhập khẩu phân bón và đang được hưởng lợi lớn từ việc giá phân bón trong nước tăng cao trong thời gian qua, song ông Vũ Duy Hải - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinacam chia sẻ, việc giá phân bón tăng cao trong thời gian qua khiến chính bản thân ông rất sốt ruột, nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng để tìm giải pháp “hạ nhiệt”. Bởi vì người nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là phân bón và nhiều người có nguy cơ bỏ ruộng do thua lỗ.

Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Hải cho biết, thời gian qua, cơ quan chức năng giải thích giá phân bón tăng cao là do chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất tăng. Tuy nhiên, chưa có cơ quan nào kiểm định xem chi phí đã tăng như mức báo cáo hay chưa?

Đúng là chi phí đầu vào có tăng do tác động của dịch Covid-19, nhưng nếu lấy con số tăng cao nhất để làm số liệu tham chiếu thì là không hợp lý. Mặt khác, cơ quan chức năng luôn nói nguồn cung phân bón trong nước dư thừa vậy tại sao giá cứ tăng chóng mặt như vậy? Đó là câu hỏi cũng cần được lý giải thấu đáo.

Việc điều hành thị trường phân bón cần các giải pháp linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm. Giá phân bón đã tăng từ đầu năm đến giờ, nếu có giải pháp đúng đắn thì có lẽ đã không xảy ra tình trạng này, ông Hải cho biết thêm.

Tại sao khi giá phân bón tăng cao trong thời gian dài, cơ quan chức năng không yêu cầu tạm dừng xuất khẩu phân bón hoặc tăng thuế xuất khẩu, cũng như tạm dừng áp thuế phòng vệ với DAP và MAP... Bây giờ mới đề nghị doanh nghiệp xem xét tạm dừng xuất khẩu phân bón thì xem ra không hợp lý, bởi giá phân Ure thế giới đang giảm, giờ tích trữ trong nước là sai lầm, ông Vũ Duy Hải đặt vấn đề.

Ông Nguyễn Đức An Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Richfarm Việt Nam cũng cho biết, việc điều chỉnh chính sách bình ổn thị trường phân bón trong thời gian qua khá chậm. Bây giờ mấu chốt là cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tăng giá là do đâu? Ông Sơn nêu thực trạng, trong khi nhiều cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ gần như khó khăn, phá sản vì không thể đàm phán được thỏa thuận tăng giá thì những doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn trong nước vẫn làm ăn có lãi.

Để giảm giá phân bón, cần đưa thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón về 0%. Tuy nhiên, lúc đó doanh nghiệp lại không thể khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được.

Vẫn biết rằng giá phân bón tăng cao là do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nhưng rõ ràng nếu không có giải pháp căn cơ, giảm đà tăng chóng mặt như trên thì người nông dân sẽ rất khó khăn. Việc giá phân bón tăng quá nhanh so với giá nông sản sẽ khiến người nông dân gặp khó khăn, khó có vốn để tái sản xuất, ông Sơn đề xuất.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, đồng thời là Tổ trưởng Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã bức xúc chia sẻ, hiện giá phân bón tăng rất cao, đến nay một số mặt hàng tăng tới 70-80% so với hồi đầu năm. Tại sao ngay cả những mặt hàng phân bón được sản xuất ở trong nước cũng tăng cao như vậy. Nguyên nhân có phải do chi phí sản xuất cao hơn hay không? Đây là vấn đề mà doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần suy nghĩ, ông Nam đặt vấn đề.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, giá phân bón hiện nay tăng cao so với đầu năm 2021. Cụ thể, giá phân bón sản xuất trong nước: Phân đạm Cà Mau từ mức 6.800 đồng/kg lên 11.700 đồng/kg (tăng 72%); Phân DAP Đình Vũ từ mức 8.550 đồng/kg lên 14.300 đồng/kg (tăng 67,3%); Phân NPK Bình Điền, loại NPK 16-16-8+13S từ mức 8.860 đồng/kg lên 10.760 đồng/kg (tăng 24,3%). Còn giá phân bón nhập khẩu: Phân SA bột của Trung Quốc từ mức 3.270 đồng/kg lên 5.250 đồng/kg (tăng 60,6%); Phân DAP 64% nhập khẩu Trung Quốc từ 11.200 đồng/kg lên 16.800 đồng/kg (tăng 50%); Phân Kali miếng Israel từ 6.650 đồng/kg lên 11.500 đồng/kg (tăng 72,9%).

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data