Bao giờ mới hết “giải cứu”... dưa hấu!
Điệp khúc buồn
Thời gian gần đây, trên các tuyến phố ở TP. Đà Nẵng lại xuất hiện nhiều điểm bán hàng “giải cứu” dưa hấu cho nông dân trong khu vực miền Trung. Chuyện này bây giờ thường gặp với nhiều loại nông sản. Điệp khúc “giải cứu dưa hấu” đã tồn tại nhiều năm nay với cảnh “được mùa-mất giá” và ngược lại. Câu chuyện này có thể sẽ tiếp diễn vào năm sau nếu như cơ quan chức năng lẫn người nông dân không sớm có những biện pháp căn cơ, giải quyết rốt ráo.
Cả mấy tháng trời quần quật ngoài đồng với những hy vọng được mùa, được giá, thế nhưng, cuối cùng nông dân lại rơi vào tình cảnh khốn khổ khi hàng trăm ha trồng dưa đến kỳ thu hoạch nhưng ế ẩm, không tiêu thụ được. Quảng Ngãi là một trong những địa phương có diện tích trồng dưa hấu lớn nhất nhì ở miền Trung. Song, ở đây hiện cũng đang có rất nhiều vùng quê đang rơi vào tình cảnh ảm đảm vì trồng dưa hấu. Trong đó, huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh là những địa phương có diện tích trồng dưa lớn ở Quảng Ngãi, nhiều cánh đồng dưa hấu đã qua thời kỳ chín rộ, song người dân cũng không buồn thu hoạch. Bởi, thu hoạch xong cũng không biết bán cho ai. Trên những cánh đồng, vắng bóng thương lái đến thu mua. Dưa cứ thế chín rộ, lăn lóc trên các cánh đồng.
Ông Đỗ Đình Vương, trú tại xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh chia sẻ, gia đình có diện tích khá lớn để trồng dưa hấu. Thế nhưng, ngay lứa thu hoạch đầu tiên, ông đã thất vọng ê chề, khi dưa rớt giá thê thảm trên thị trường, xuống chỉ còn từ 700 đến 800 đồng/kg.
![]() |
Một điểm bán hàng giải cứu dưa hấu ở TP. Đà Nẵng |
Dưa trồng xong, không thu hoạch được người trồng lại càng như ngồi trên lửa. Bởi, với dưa hấu, khi đã chín nếu gặp một cơn mưa, dưa hỏng hết coi như mất trắng cả vụ. Song, giá dưa xuống quá thấp đã khiến nhiều người trồng ở địa phương phải bỏ không thu hoạch, cho trâu bò ăn hoặc bán với giá “rẻ như cho”. Trong khi, tính trung bình mỗi sào dưa, bà con nông dân phải đầu tư khoảng 3 triệu đồng chưa kể công chăm sóc, thu hoạch. Vụ dưa năm nay, nguyên nhân chính khiến người trồng dưa ở khu vực miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi gặp khó khăn, vẫn là do khâu tiêu thụ trên thị trường.
Theo đó, khi dưa đang vào thời điểm thu hoạch, thì rơi đúng vào lúc dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành. Dưa xuất khẩu bị đình trệ, trong khi tiêu thụ ở thị trường nội địa cũng gặp nhiều khó khăn. Lâu nay thị trường xuất khẩu chính của dưa hấu là Trung Quốc và cũng chủ yếu xuất khẩu theo đường tiểu ngạch với nhiều bấp bênh.
Hệ lụy trồng theo phong trào
Được biết, vụ đông-xuân 2019-2020, toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 750 ha trồng dưa hấu, năng suất bình quân 255,3 tạ/ha. Trong đó, giống dưa An Tiêm cho năng suất cao nhất so với các loại dưa khác như Hắc Mỹ Nhân, Hắc Long hay Hồng Lương... Thời điểm thu hoạch dưa hấu ở Quảng Ngãi cũng như nhiều địa phương khác, thường rơi vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Năm nay, như đã nói ở trên, do không xuất khẩu sang được thị trường chính là Trung Quốc, nên trên thị trường giá liên tục lao dốc. Giá của các loại dưa Hắc Long hay Hồng Lương chỉ dao động từ 700 đến 800 đồng/kg, dưa Hắc Mỹ Nhân giá có cao hơn, nhưng cũng chỉ khoảng 3 đến 4 nghìn đồng/kg... Không xuất khẩu được, để nhằm giải quyết lượng dưa hấu tồn đọng, chính quyền địa phương đã phải kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đồng hành, hỗ trợ, vận động nhằm tìm đầu ra tiêu thụ dưa hấu cho bà con.
Việc “giải cứu” nông sản như dưa hấu cho người trồng đang là biện pháp cấp bách trong thời điểm hiện nay. Song, chắc chắn đây không phải là biện pháp căn cơ, có thể giải quyết dứt điểm được tình hình. Trên thực tế, để rơi vào cảnh phải giải cứu dưa hấu như hiện nay là hệ lụy của việc nhiều hộ dân đổ xô trồng dưa hấu theo phong trào, dù chưa xác định được nhu cầu thị trường, bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chức năng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến dưa hấu thường xuyên rơi vào cảnh được mùa mất giá, cần phải giải cứu.
Theo đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi, việc trồng dưa trên địa bàn tỉnh chủ yếu là tự phát. Trong khi, nông sản này có đầu ra không ổn định do phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Thời gian qua, ngành nông nghiệp địa phương không khuyến khích mở rộng, không chỉ đạo nông dân phát triển sản xuất, cũng chưa có quy hoạch, chính sách phát triển vùng trồng cây dưa hấu. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích trồng dưa hấu ở Quảng Ngãi cũng như một số địa phương khác trong khu vực miền Trung vẫn tăng cao. Tại Quảng Ngãi, hiện có một số huyện trồng với diện tích lớn như, Bình Sơn 272 ha, Sơn Tịnh 150 ha, Đức Phổ 140 ha hay Mộ Đức 112 ha...
Nhiều hộ nông dân vẫn đổ xô trồng dưa hấu, bởi đầu tư không quá nhiều nếu so với canh tác các loại nông sản khác; cùng với đó, thời gian thu hoạch và nếu bán được giá thì thu lời rất cao. Bên cạnh đó, việc vận chuyển để xuất khẩu cũng không quá khó khăn, đòi hỏi cầu kỳ...
Thực tế này cho thấy, đi tìm một giải pháp để giải quyết căn cơ vấn đề cần có những nỗ lực từ cơ quan chức năng đến tận những người dân. Trong đó, cần có những kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất từng loại nông sản cụ thể, dựa trên nhu cầu của thị trường, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm; khuyến khích liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, tăng giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích canh tác, gắn sản xuất với thị trường và doanh nghiệp. Về phía người nông dân, phải thay đổi nhận thức, sớm chấm dứt tình trạng làm theo phong trào, không có định hướng.
Tin liên quan
Tin khác

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi
