Băn khoăn ngành công nghiệp
![]() | Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững |
![]() | Nhiều điểm nghẽn trong phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam |
![]() | Loay hoay phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ |
Dữ liệu về nền kinh tế 9 tháng đầu năm, theo Tổng cục Thống kê công bố, thực sự gây bất ngờ. Mặc dù cảm nhận nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhưng với kết quả tổng sản phẩm trong nước (GDP) có sự bứt tốc mạnh mẽ trong quý III để đạt kết quả 9 tháng đầu năm tăng trưởng tới 6,41%, đây là con số đem đến sự lạc quan nhất định. Bởi với đà này, mục tiêu GDP tăng 6,7% trong năm nay đang trong tầm tay.
Theo Tổng cục Thống kê, kết quả trên có được là nhờ “tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện...”. Số liệu về phát triển DN, tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI… đều khả quan hơn cho thấy nhận định trên cũng sát với phần nào thực tế. Tuy nhiên, bức tranh chung không phải toàn màu hồng. Nhìn sâu vào các con số, tăng trưởng các lĩnh vực sản xuất không đồng đều, trong đó đáng chú ý là sản xuất công nghiệp có biểu hiện hụt hơi.
Cũng theo nguồn tin trên, ngành công nghiệp 9 tháng qua chỉ đạt mức tăng trưởng 6,95%, thấp hơn mức tăng 9,86% và 7,40% của cùng kỳ năm 2015 và năm 2016. Lý do được nêu là vì ngành khai khoáng giảm tới 8,08%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Tuy nhiên, ngay cả loại trừ tác động của ngành này thì tăng trưởng thực tế lĩnh vực công nghiệp chưa cho thấy sự phục hồi rõ nét.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cho dù đang trong giai đoạn tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất công nghiệp lại không “lấn át” được các lĩnh vực khác. Sự khởi sắc của ngành này trong hàng thập kỷ sau đổi mới khiến tỷ trọng đóng góp trong GDP tăng từ hơn 20% cho đến trên 40%. Tuy nhiên trong ít năm gần đây, công nghiệp đang nhường lại vị trí đầu tàu phát triển cho dịch vụ, sau khi xuất hiện xu hướng sụt giảm tăng trưởng so với các ngành khác. Từ năm ngoái đến nay, công nghiệp chỉ còn đóng góp khoảng 32,5% GDP cả nước.
Đáng chú ý hơn nữa, trong ngành công nghiệp Việt Nam, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn, nhưng vẫn phụ thuộc vào gia công, đặc biệt là phụ thuộc vào một số DN FDI quy mô lớn. Bản báo cáo tháng 9 mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố nhấn mạnh đến hai đơn vị sản xuất có đóng góp lớn cho tăng trưởng sản lượng ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đó là việc Tập đoàn Samsung đầu tư mở rộng sản xuất các mặt hàng điện tử có giá trị cao và Tập đoàn Formosa mới đi vào sản xuất thép thô.
Các con số về lao động đang làm việc được công bố cũng cho thấy khối FDI mở rộng sản xuất kinh doanh tốt hơn khối DN trong nước và DNNN. Cụ thể là lao động làm việc tại DN công nghiệp thời điểm 1/9/2017 tăng 4,6% so với cùng thời điểm năm trước, nhưng trong khi khối DNNN giảm 3,6%, DN ngoài Nhà nước chỉ tăng 1,6%, thì khối DN FDI tăng tới 7,5%.
Những dữ liệu trên cho thấy khu vực DN trong nước còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, khối FDI dường như có triển vọng phát triển hơn, nhưng tận dụng sự lan tỏa từ khối này chưa như mong đợi. Vẫn rất ít DN trong nước đi vào các liên kết toàn cầu, ngay cả khi một số tập đoàn nước ngoài đã đặt “đại bản doanh” tại Việt Nam.
Với nhiều chuyên gia, quan điểm hỗ trợ nền kinh tế trong lúc này vẫn nên hướng về phía cung - khối sản xuất và cung ứng dịch vụ. Như vậy, để làm được việc đó sẽ còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Lúc này, xóa bỏ điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính để, giảm kiểm tra chuyên ngành, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế… sẽ tiếp tục tạo những cú huých cho phát triển DN - những việc Chính phủ vẫn đang nỗ lực thực hiện bấy lâu nay.
Với những nỗ lực đó, chắc rằng tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt mục tiêu 6,7%, nhưng về dài hạn thì đây vẫn là một thách thức. Ngành sản xuất đang mong chờ đợi những giải pháp mạnh tay, sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, nhất là sau khi Bộ Công Thương đã khơi mào cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, đầu tư…
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
