Bán hàng đa cấp: Quản lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn
![]() | Cảnh báo huy động vốn đa cấp qua MyAladdinz |
![]() | Vi phạm kinh doanh đa cấp sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng |
![]() | Đưa kinh doanh đa cấp vào đúng "đường ray" pháp luật |
So với con số 67 DN năm 2016 thì đến tháng 9/2020, cả nước chỉ còn 21 DN có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp; 46 DN đã bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc tự chấm dứt hoạt động vì kém hiệu quả. Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp từ 1,3 triệu người năm 2016 đã giảm chỉ còn khoảng 644.996 người ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, trong đó có chưa đến 311.668 người có hoạt động bán hàng và phát sinh hoa hồng, còn lại chủ yếu là ký hợp đồng để được mua hàng với giá chiết khấu mà không tham gia bán hàng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đây là kết quả của việc triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp từ năm 2016 đến nay. Những chuyển biến trong quản lý hàng đa cấp có thể thấy rõ từ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý, với Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Nghị định số 141/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Đặc biệt Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thay Nghị định số 185/2013/NĐ-CP đã đưa các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp đã được quy về một văn bản, đảm bảo thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong công tác xử lý vi phạm.
Cùng với việc ban hành và triển khai Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công thương đã triển khai 65 đoàn thanh tra, kiểm tra, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 24 DN và xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 13 tỷ đồng.
Tuy nhiên, báo cáo từ Bộ Công thương cũng cho thấy mặc dù số lượng DN và số lượng người tham gia giảm, doanh thu bán hàng đa cấp lại có xu hướng gia tăng. Giai đoạn 2016 - 2017 doanh thu toàn ngành đạt khoảng 8.000 tỷ đồng/năm thì năm 2018 đạt hơn 10.000 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 12.575 tỷ đồng vào năm 2019. Tính đến hết tháng 6/2020, tổng doanh thu bán hàng đa cấp trên toàn thị trường đạt khoảng 6.776 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ của ngành năm 2019.
Đáng nói là gần đây, hoạt động kinh doanh đa cấp không phép, biến tướng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, trục lợi thông qua các hình thức đầu tư như hoạt động đầu tư tiền vào các dự án tài chính, tiền ảo, ví điện tử… đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng như vụ việc liên quan đến Công ty Đầu tư Thời gian vàng, vụ việc liên quan đến hoạt động mua sắm hoàn tiền qua ứng dụng MyAladinz…
Bộ Công thương thừa nhận thực trạng quản lý các hoạt động này là rất khó khăn vì các đối tượng hoạt động truyền miệng hoặc thông qua các hội nhóm kín qua mạng xã hội nên việc tiếp cận để thu thập thông tin, chứng cứ để xử lý rất hạn chế. Một số địa phương phản ánh quy định hiện hành không yêu cầu DN bán hàng đa cấp phải có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở kinh doanh tại địa phương nên công tác giám sát ở địa phương chưa thực sự hiệu quả.
Vì vậy để tiếp tục quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp, bên cạnh việc duy trì hoạt động quản lý đã phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua, Bộ Công thương cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương, giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa bản chất hoạt động truyền miệng, không có địa điểm cố định của hoạt động bán hàng đa cấp với khó khăn trong công tác quản lý tại địa phương khi DN không có địa điểm hoạt động cố định. Đồng thời tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an, trong việc phát hiện, xử lý các đối tượng hoạt động kinh doanh đa cấp không phép, biến tướng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để thu hút tài chính trái phép; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo để người dân sớm nhận diện và phòng tránh trước các hoạt động này.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
