Bắc cầu hoàn lương
![]() |
Anh Trần Duy Cư (áo thun) đang giới thiệu về mô hình trang trại vườn - ao - chuồng |
Từ “Tỷ phú xóm”
Chúng tôi đến nhà vợ chồng anh Trần Duy Cư ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy mà người dân mến tặng cho danh hiệu “tỷ phú xóm”. Khó có thể tin được khi chỉ hơn 10 năm trước, anh vốn là một tù nhân mang trọng án của trại giam Bình Điền thuộc Cục V26 - Bộ Công an nằm ở địa bàn Thừa Thiên - Huế. Được đặc xá, trở về địa phương với sự giúp đỡ từ mô hình “cảm hóa người lầm lỗi” do Công an thị xã Hương Thủy phát động, anh Cư đã dần vượt qua sự mặc cảm, kỳ thị tội lỗi và trở thành tấm gương điển hình trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.
Anh tâm sự: “Với 2 tội danh “trộm cắp tài sản” và “trốn khỏi nơi giam giữ”, mình bị tòa án tuyên phạt 10 năm 2 tháng tù giam. Ra tù với hai bàn tay trắng và cả sự mặc cảm về tội lỗi. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, bà con hàng xóm và đặc biệt là những cán bộ chiến sĩ đang công tác tại Công an thị xã Hương Thủy về vật chất lẫn tinh thần mà mình đã dần nhận ra những giá trị cuộc đời”.
Nhìn cơ ngơi khang trang do chính bản thân gây dựng, anh Cư bày tỏ trong niềm hạnh phúc: “Cuộc đời ai cũng có lỗi lầm nhưng cái quý là biết vượt qua lỗi lầm ấy để làm lại từ đầu”.
Với số vốn khởi nghiệp 30 triệu đồng vay ưu đãi do Công an thị xã Hương Thủy đứng ra bảo lãnh với Ngân hàng Chính sách Xã hội, vợ chồng anh Cư đã lập tức bắt tay ngay vào việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế gia đình ngay trên mảnh vườn rộng hơn một ngàn mét vuông đất mà ông bà để lại.
Hiện ngoài việc kinh doanh phục vụ khách du lịch sau khi tham quan di tích cầu ngói Thanh Toàn bằng những món ăn dân dã, vợ chồng anh Cư còn tham gia làm kinh tế bằng mô hình trang trại vườn - ao - chuồng với nhiều hồ sinh thái nuôi các loại cá như cá chim, cá trê, cá trám có doanh thu mỗi năm trên 200 triệu đồng, đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương.
Cũng từ ý chí phục thiện và sự chịu thương chịu khó nên mới đây, anh Cư vinh dự được Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tặng giấy khen về thành tích trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Đến vượt qua chính mình
Cùng với việc vận động, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng. Công an thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn mạnh dạn tham mưu với chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn vay ưu đãi, giúp đỡ những con người một thời lầm lỗi có cơ hội làm lại cuộc đời…
Đã có 25 trường hợp ở địa phương này không chỉ trở thành những tấm gương điển hình trong công tác tái hòa nhập cộng đồng mà họ còn dùng những bài học của bản thân để khuyên răn, giáo hóa những thanh niên hư hỏng do đua đòi hút chích, nghiệm game… vượt qua chính mình trở thành người tốt.
Khi chỉ vậy, sau khi chấp hành xong án phạt tù được Công an thị xã Hương Thủy và chính quyền địa phương giúp đỡ, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ việc làm, giúp phát triển kinh tế. Điển hình là trường hợp anh Nguyễn Viết Chiêm và anh Trần Duy Thịnh (đôi bạn đều trú thôn Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh và đều bị khởi tố về tội “giết người” sau một vụ ẩu đả gây ra án mạng giữa 2 nhóm thanh niên tại địa phương vào năm 2001).
Ngay sau đó, Chiêm bị TAND thị xã Hương Thủy tuyên án 9 năm tù giam, còn Thịnh 12 năm tù giam. Được đặc xá ra tù trước thời hạn, Chiêm và Thịnh trở về địa phương, được các cấp chính quyền và đoàn thể quan tâm, cho vay vốn 20 triệu đồng/người để đầu tư làm trang trại theo mô hình vịt - lúa - cá và hiện mỗi năm có thu nhập trên 100 triệu đồng...
Không chỉ lo làm giàu cho gia đình, những năm qua, cả anh Chiêm và anh Duy còn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương nỗ lực động viên, giúp đỡ các thanh niên hư hỏng vì đua đòi hút chích, nghiệm game… vượt qua chính mình, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Trong đó, 11 thanh niên trong vùng đã được anh Chiêm và anh Duy thu nạp vào làm việc ngay tại trang trại cùng với các anh với mức thu nhập ổn định từ 4-6 triệu đồng/tháng.
Đại tá Lê Quốc Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, phần lớn những người sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương đã được lực lượng công an địa phương giúp đỡ đăng ký cư trú, xóa án tích và hỗ trợ sinh kế...
Đặc biệt hơn, nhờ mô hình “Cảm hóa người lầm lỗi” hoặc “Giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng” do công an các địa phương thực hiện nên các năm qua ở Thừa Thiên - Huế đã xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi sau khi thi hành xong án tù, được Ban Giám đốc Công an tỉnh cùng các cấp phát hiện để động viên, biểu dương và khen thưởng kịp thời.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
