agribank-vietnam-airlines

Ba kịch bản cho giá dầu năm 2024 trước căng thẳng Biển Đỏ

PL
PL  - 
Biến động quanh khu vực Biển Đỏ thời gian gần đây đã và đang gây gián đoạn dòng chảy thương mại hàng hóa toàn cầu. Nhiều tàu chở dầu phải định tuyến lại hải trình và chấp nhận mất thêm thời gian để tránh xa các rủi ro trong khu vực. Căng thẳng có lẽ chưa thể sớm kết thúc nên sẽ trở thành yếu tố khó đoán cho thị trường xăng dầu trong năm 2024.
aa

Căng thẳng Biển Đỏ rình rập thương mại hàng hóa

Kể từ đầu tháng 12/2023, nhóm phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen đã liên tục cản trở vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ, tuyến đường huyết mạch với khoảng 12% lưu lượng dầu toàn cầu đi qua. Rủi ro hàng hải quốc tế lan rộng khiến cho nhiều hãng vận chuyển lớn như: Maersk, MSC, CMA CGM, BP và Hapag-Lloyd phải tránh xa Biển Đỏ.

Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, số lượng container vận chuyển qua Biển Đỏ trong tháng 12/2023 chỉ đạt khoảng 200.000 container/ngày, giảm hơn một nửa so với tháng trước. Riêng với dòng chảy năng lượng, dữ liệu từ Vortexa cho thấy, số lượng tàu chở các sản phẩm dầu sạch như xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay, đi qua eo biển Bab el-Mandeb ở cuối phía Nam Biển Đỏ, đã giảm 47% so với một tháng trước trong tuần tính đến ngày 7/1.

Ba kịch bản cho giá dầu năm 2024 trước căng thẳng Biển Đỏ

Hậu quả cũng tác động tới giá dầu. Dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy giá dầu WTI và Brent đã có nhiều phiên tăng đến 3 - 4%, thậm chí dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng trong tuần trước. Tuy nhiên, đà tăng chủ yếu đến từ yếu tố tâm lý, còn nguồn cung dầu thực tế vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Nhiều tàu chở dầu đã di chuyển vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở phía Nam châu Phi, nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung xăng dầu cho thế giới trong ngắn hạn. Tuy nhiên, điều này lại khiến thời gian vận chuyển của các tàu thương mại tăng thêm 7 - 20 ngày.

Ông Dương Đức Quang, Phó Tổng Giám đốc MXV cho biết: “Tuyến hàng hải qua khu vực Biển Đỏ thậm chí còn trở nên quan trọng hơn sau xung đột giữa Nga và Ukraine do Châu Âu tăng cường tìm kiếm nguồn hàng từ Trung Đông. Do vậy, gián đoạn hàng hải kéo dài hoặc căng thẳng có chiều hướng mở rộng thực sự sẽ là mối nguy cho thị trường dầu thô trong năm 2024”.

Kịch bản nào cho giá dầu trong năm 2024?

Kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra vào ngày 7/10 năm ngoái, nhiều tổ chức đã đưa ra dự báo giá dầu dựa trên mức độ gián đoạn nguồn cung. MXV cho rằng sẽ có ba kịch bản về giá dầu trong năm 2024 tuỳ thuộc vào diễn biến tại khu vực Biển Đỏ.

Ở kịch bản khả dĩ nhất, trường hợp căng thẳng chỉ mang tính cục bộ, nhưng gián đoạn hàng hải sẽ kéo dài cho tới quý II, hoặc bước vào giai đoạn tiêu thụ cao điểm mùa hè. Khi đó, khoảng 0,5 - 2 triệu thùng dầu/ngày bị ảnh hưởng sẽ đẩy giá dầu tăng từ 3 - 10% so với mức trung bình năm 2023. Dầu Brent có thể ổn định trên ngưỡng 70 USD/thùng và ở dưới mốc 95 USD/thùng.

Ở kịch bản thứ hai, căng thẳng có xu hướng mở rộng, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất hoặc vận tải dầu ở các nước Trung Đông quanh khu vực Biển Đỏ. Trong trường hợp nguồn cung bị ảnh hưởng từ 3 - 5 triệu thùng/ngày, tương đương với khoảng 3 - 5% nhu cầu thế giới, giá dầu có thể tăng 15 – 25% so với trung bình năm 2023.

Ba kịch bản cho giá dầu năm 2024 trước căng thẳng Biển Đỏ

Ở kịch bản thứ ba, cũng là trường hợp xấu nhất, đó là khi xung đột mở rộng ra ngoài biên giới dải Gaza và lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Ả-rập vào năm 1973 được thiết lập lại. Trường hợp này khá khó xảy ra, bởi vì khác với quá khứ, các nước tại Trung Đông cũng rất cần bảo vệ thị phần nhằm ổn định tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguồn cung ngoài nhóm OPEC ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trong Báo cáo Triển vọng Thị trường Hàng hóa quý IV/2023, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã đưa ra dự báo rằng giá dầu có thể tăng đến 50 - 60% ở kịch bản tiêu cực nhất, đưa giá dầu Brent lên vùng 120 USD/thùng.

Biến động giá dầu ẩn chứa nhiều rủi ro vĩ mô

“Hiện tại, căng thẳng giới hạn ở khu vực Biển Đỏ và Vịnh Aden cùng với tình trạng nhu cầu dầu suy giảm theo mùa vẫn giữ giá ổn định. Các tàu chở dầu điều chỉnh lại hải trình với thời gian giao hàng dài ngày hơn, nhưng vẫn đảm bảo sự cung ứng cho thị trường ít nhất là trong ngắn hạn. Nhưng nếu bối cảnh này kéo dài quá lâu, sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cán cân cung cầu khi mùa tiêu thụ thấp điểm qua đi, mà còn ảnh hưởng tới chi phí vận tải hàng hóa”, ông Dương Đức Quang cho biết.

Nền tảng đặt chỗ và thanh toán hàng hóa Freightos cho biết chi phí vận chuyển hàng trong container 40 feet từ châu Á đến Địa Trung Hải đã lên hơn 5.000 USD, tăng khoảng 300% so với giữa tháng 12/2023. Trong khi đó, giá cước vận tải từ châu Á đến Bờ Đông Bắc Mỹ đã tăng gần 50%.

Ba kịch bản cho giá dầu năm 2024 trước căng thẳng Biển Đỏ

Về mặt lý thuyết, giá năng lượng và vận chuyển tăng cao có thể khiến các doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí đầu vào cao hơn, làm gia tăng rủi ro lạm phát quay trở lại. Theo ước tính của Allianz Trade, chi phí vận chuyển tăng gấp đôi sẽ làm lạm phát tăng 0,7 điểm phần trăm đối với châu Âu và Mỹ, và tăng 0,5 điểm phần trăm đối với thế giới.

Trong khi đó, Oxford Economics ước tính rằng giá dầu tăng 10 USD/thùng sẽ làm tăng 0,29 điểm phần trăm đối với lạm phát toàn cầu vào năm 2024. Mối lo ngại về lạm phát có thể khiến các ngân hàng trung ương lớn duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn, kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Tùy thuộc vào các kịch bản gián đoạn ở khu vực Biển Đỏ và xu hướng giá năng lượng, các tác động vĩ mô cũng sẽ khác nhau. Rõ ràng lạm phát toàn cầu được kiểm soát khá tốt tính tới thời điểm hiện tại, nhưng bối cảnh địa chính trị thực sự đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế thế giới trong năm 2024, đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần chủ động trước mọi biến động và linh hoạt trong các chính sách vĩ mô.

PL

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data