Ba điểm nhấn từ Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6
Ba điểm nhấn của Hội nghị lần này gồm: Thứ nhất, Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu 25 năm hợp tác GMS hình thành và phát triển. Có thể khẳng định sau ¼ thế kỷ, hợp tác GMS đã khẳng định bản sắc riêng với chiến lược 3C “Kết nối, Cạnh tranh và Cộng đồng”.
![]() |
Thủ ttướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch ADB họp báo thông báo kết quả Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6. Ảnh: Vietnamnet |
Quy mô hợp tác đạt hơn 21 tỷ USD với hàng trăm dự án trên nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là hợp tác kết nối. Tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện đã là một khu vực năng động, hội nhập và có những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Thành tựu này cho thấy khát vọng và quyết tâm của các nước GMS xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, thịnh vượng, phát triển bền vững và vì người dân. Trong chặng đường đó, ADB và các đối tác phát triển đã luôn đồng hành cùng các nước GMS nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, Hội nghị đã đề ra những định hướng hợp tác lớn trong trung hạn, và khởi động tiến trình xây dựng tầm nhìn hợp tác dài hạn của GMS. Cụ thể, đã có ba văn kiện quan trọng được thông qua gồm: Tuyên bố chung của Hội nghị thể hiện cam kết chính trị, quyết tâm của các nước GMS nâng cao vai trò của cơ chế hợp tác này; Kế hoạch Hành động Hà Nội 2018-2022, trong đó căn bản định hướng các lĩnh vực trọng tâm và biện pháp hợp tác trong năm tới bao gồm việc thúc đẩy mở rộng mạng lưới hành lang kinh tế hiện nay; Khung đầu tư tiểu vùng 2022 gồm danh sách hơn 220 dự án cụ thể với quy mô khoảng 66 tỷ USD.
Đáng chú ý, Hội nghị cũng khởi động tiến trình xây dựng tầm nhìn dài hạn sau năm 2022. Trong bối cảnh các nước GMS hướng đến Chương trình nghị sự phát triển bền vững SDG 2030 của Liên hợp Quốc, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, hợp tác GMS cần xác định được tầm nhìn dài hơn nhằm xây dựng một khu vực GMS hội nhập và thịnh vượng. Đó cũng sẽ là một tầm nhìn đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa, cân bằng ở khu vực, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bao trùm, đảm bảo mọi người dân đều hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa và các cuộc cách mạng công nghệ mang lại.
Thứ ba, để phát huy sự tham gia mạnh mẽ hơn của các đối tác phát triển và đặc biệt là khu vực tư nhân vào hợp tác GMS, Việt Nam đã có sáng kiến lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Thượng đỉnh Kinh doanh GMS, thu hút sự tham gia của khoảng 2.000 đại biểu. Các hoạt động đối thoại, trao đổi, chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, cơ hội hợp tác tại Diễn đàn đã diễn ra hết sức sôi động và có nhiều thảo luận hết sức bổ ích.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
