agribank-vietnam-airlines

Áp lực đẩy mạnh cho vay tín chấp

Hà Thành
Hà Thành  - 
Nếu không giải tỏa tâm lý bị hình sự hóa các ngân hàng sẽ rất rụt rè cho vay nhất là cho vay tín chấp
aa
Không khó để vay vốn tín chấp
Dùng hợp đồng gia công đảm bảo nợ vay
Tín dụng tín chấp: Chỉ có thể tăng từ từ

Nhu cầu thực

Theo nhận định của TS. Trương Văn Phước - Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, cùng với đẩy mạnh cổ phần hóa, Việt Nam cần xây dựng đội ngũ các DN có khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Đơn cử làm thế nào để DNNVV tiếp cận vốn tín dụng nhiều hơn trong bối cảnh tài sản đảm bảo hạn chế. Đây cũng là vấn đề mà các ngân hàng Việt Nam đang rất băn khoăn.

Áp lực đẩy mạnh cho vay tín chấp
Để được vay tín chấp, các DN Việt cần phải đáp ứng những điều kiện tối cần thiết

Lãnh đạo một ngân hàng đưa ra một thực tế, hiện nay mỗi năm nước ta thành lập 125-130 nghìn DN, cùng với đó là kế hoạch chuyển đổi 1 triệu hộ sản xuất thành DN. Với số lượng DN lớn như vậy rõ ràng là cơ hội cho ngành Ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ. Nhưng ngược lại, cầu vốn tăng cao cũng tạo sức ép lớn trong việc cung cấp vốn và nguy cơ rủi ro tăng là hiện hữu.

“Mâu thuẫn ở đây là chúng ta muốn cung cấp vốn nhiều hơn, nhanh hơn với giá rẻ hơn cho người dân và nền kinh tế. Nhưng phải kiểm soát được tốt rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng là công việc rất khó khăn”, vị này đặt vấn đề và cho biết thêm, bài học tín dụng tăng trưởng nóng, cho vay dễ dãi vẫn còn những hậu quả nhãn tiền.

Đồng quan điểm, một chuyên gia ngân hàng khác tỏ ra lo ngại khi cho biết, dư nợ tín dụng trên GDP tăng 40% trong vòng 3 năm qua. Nếu tín dụng tiếp tục tăng trưởng nóng, mà người vay không có khả năng trả nợ, nợ xấu có thể bùng phát trong giai đoạn tiếp theo. Đó chính là nguồn gốc phát sinh nợ xấu của giai đoạn trước đây mà các ngân hàng đang phải vất vả xử lý trong mấy năm qua.

Vấn đề khó khăn nữa đang đặt ra đối với các ngân hàng là áp lực đẩy mạnh cho vay tín chấp, cho vay theo quản lý dòng tiền. Về bản chất, cho vay tín chấp rủi ro hơn cho vay thế chấp. Bởi cho vay tín chấp là không có tài sản đảm bảo nên khi nợ xấu phát sinh, mọi người thường nghĩ rủi ro sẽ cao hơn. Nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Bởi khi cho vay tín chấp, ngân hàng thường chọn những DN nào có báo cáo tài chính tốt, được kiểm toán chặt chẽ, thị phần tốt, sức khỏe tài chính, lợi nhuận cao mới cho vay. Mà một khi DN nào có được nền tảng tài chính DN tốt như vậy thì các ngân hàng sẽ cảm thấy an toàn khi cho vay tín chấp.

Nhưng không dễ làm

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, với DN Việt Nam, nhất là DNNVV việc vay vốn tín chấp không dễ dàng. Không phải từ phía ngân hàng gây khó, không muốn cho vay mà bản thân DN không thể đáp ứng điều kiện để có thể được vay tín chấp. Đó là nhận xét của TS. Hiếu và ông cho biết thêm, ở bên Mỹ điều kiện để vay vốn tín chấp rất chặt chẽ. Ngoài sức khỏe tài chính, trong hợp đồng tín dụng còn có thêm một số quy định như cung cấp tỷ lệ an toàn thanh khoản của DN trong mỗi quý, mỗi năm…

Nếu kỳ vay tiếp theo DN vẫn hội tụ đủ các điều kiện ngân hàng đưa ra thì mới được tiếp tục vay tín chấp, nếu không sẽ phải chuyển cho vay dưới hình thức thế chấp. Như vậy, để được vay tín chấp, các DN phải đáp ứng đủ các quy định rất khắt khe của ngân hàng.

Tất nhiên, ở Việt Nam, không thể đòi hỏi được quá nhiều yêu cầu đối với DN như Mỹ nhưng, vị chuyên gia làm việc lâu năm ở nước ngoài cho biết, DN Việt cũng phải đáp ứng những điều kiện tối cần thiết như báo cáo tài chính minh bạch có đánh giá của công ty kiểm toán uy tín, sức khỏe tài chính tốt…

Dù quy định có giảm bớt nhưng thực tế ít DN Việt Nam đáp ứng được điều này. Các DN thành lập thường không có vốn tự có, không có tài sản, năng lực sản xuất kinh doanh tài chính chưa được kiểm chứng… vì vậy, nếu yêu cầu ngân hàng cho vay tín chấp thì quả là thách thức. Lãnh đạo một ngân hàng còn đưa ra mối lo khác đó là DN có quyền mở tài khoản ở nhiều ngân hàng, vay nhiều ngân hàng nên kiểm soát dòng tiền không hề đơn giản. Nếu ngân hàng không tỉnh táo có thể gặp rủi ro cả về pháp lý và tín dụng.

Trước thực tế này, việc đẩy mạnh cho vay tín chấp khó trở thành thực tế. Nhất là áp lực tâm lý trách nhiệm đè nặng cùng với mối lo hình sự hóa quan hệ kinh tế thì chắc chắn các ngân hàng sẽ rất hạn chế cho vay tín chấp. Tháo gỡ nút thắt này, theo đề xuất của một số chuyên gia ngân hàng, cần có các quy định rõ ràng hơn thế nào là trách nhiệm thương mại, thế nào là hình sự để bóc tách, quy trách nhiệm dễ hơn khi xảy ra sự vụ.

Đơn cử, nếu khoản vay rơi vào tình trạng có nguy cơ bị mất vốn do môi trường kinh doanh không thuận lợi, khách hàng không bán được hàng, thị phần sụt giảm… thì đưa vào trách nhiệm thương mại ngân hàng chịu. Còn nếu nhân viên ngân hàng cố tình gian lận, lừa đảo, vô trách nhiệm trong thẩm định cho vay… thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Còn với DN, theo chia sẻ của lãnh đạo ngân hàng phụ trách mảng tín dụng chia sẻ: điều đầu tiên khi DN muốn nhận được sự ưu đãi và được cung cấp vốn ưu đãi thì phải tăng cường sức khỏe tài chính. Nhưng về phía ngân hàng, cũng cần phải thay đổi tư duy. Hiện nay các ngân hàng vẫn tư duy theo kiểu “tiệm cầm đồ” là dựa nhiều vào tài sản thế chấp thay vì giám sát, theo dõi dòng tiền ra vào, thu nhập tương lai DN ổn định hay không.

đó, vị lãnh đạo này nhấn mạnh đến việc thay vì xem tài sản thế chấp là ưu tiên số một trong quan hệ tín dụng, các ngân hàng nên coi trọng nguồn trả nợ là doanh thu, dòng tiền ra - vào của DN. Khi nguồn này không ổn định, khó đảm bảo khả năng trả nợ thì ngân hàng mới tính đến nguồn thứ hai là tài sản thế chấp của DN.

Một kênh quan trọng khác là các hiệp hội, nhất là DNNVV đứng ra bảo lãnh cho các DN không có đủ điều kiện vay vốn theo hướng chia sẻ trách nhiệm trả nợ cho khách hàng cũng như tiếp tục đẩy mạnh các chương trình kết nối ngân hàng - DN lan tỏa rộng trên khắp cả nước thay vì chỉ tập trung ở một số thành phố lớn…

Hà Thành

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data