agribank-vietnam-airlines

Ấm no nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách (Kỳ 3)

Việt Khôi
Việt Khôi  - 
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, dù gặp phải nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tỉnh Hà Giang đang rất nỗ lực để giúp nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội xứng đáng là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
aa
Ấm no nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách (Kỳ 1) Ấm no nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách (Kỳ 2)

Kỳ 3: Để xứng đáng là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân

Một buổi giao dịch tại điểm giao dịch Ngân hàng CSXH tại xã Đông Minh
Một buổi giao dịch tại điểm giao dịch Ngân hàng CSXH tại xã Đông Minh

Nguồn vốn tín dụng CSXH giúp nhiều gia đình thoát nghèo

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH), tỉnh Hà Giang và một số huyện biên giới như Yên Minh và Đồng Văn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng CSXH tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Cụ thể, theo UBND tỉnh Hà Giang, trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng CSXH đã được đầu tư đến 193/193 xã, phường, thị trấn, 100% thôn, bản, tổ khu phố. Tính đến ngày 31/10/2024, doanh số cho vay đạt 10.586 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng đã giúp hơn 129.000 đối tượng vay vượt qua ngưỡng nghèo; 7.664 học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; thu hút, tạo việc làm cho hơn 29.240 lao động; xây dựng được 57.163 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo theo tiêu chuẩn và 1.623 căn nhà ở cho hộ nghèo và nhà ở xã hội; 55.678 đối tượng tại vùng khó khăn được vay vốn sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống từng bước vươn lên thoát nghèo.

Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng CSXH đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Giai đoạn 2016 – 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 25,11% (từ 43,65% xuống còn 18,54%); giai đoạn 2022 – 2023 tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều giảm 10,96% (từ 42,08% xuống còn 31,12%).

Tại huyện Yên Minh, tính đến ngày 31/10/2024, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 25.833 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Trong năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện đã giải ngân cho 1.218 hộ nghèo vay 74,715 tỷ đồng và 349 hộ cận nghèo vay 22,575 tỷ đồng, góp phần giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững. Tính đến cuối năm 2024, tổng số hộ nghèo tại huyện chiếm 40,58%, giảm 6,41% so với đầu năm.

Còn tại huyện Đồng Văn, theo ông Đỗ Quốc Hương – Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt trên 427,934 tỷ đồng (8.939 khách hàng), tăng 241,770 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW. Mặc dù còn khó khăn về thu ngân sách, tuy nhiên từ năm 2016 đến nay, UBND huyện cũng đã cấp ủy thác qua Ngân hàng CSXH huyện số tiền 6,486 tỷ đồng để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Người dân xã Đông Minh (Yên Minh) làm thủ tục trả lãi tại điểm giao dịch Ngân hàng CSXH tại xã Đông Minh
Người dân xã Đông Minh (Yên Minh) làm thủ tục trả lãi tại điểm giao dịch Ngân hàng CSXH tại xã Đông Minh

Chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên, việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW tại tỉnh Hà Giang cũng bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục.

Cụ thể, theo UBND tỉnh Hà Giang, do tỉnh có quy mô nền kinh tế nhỏ, năng lực đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế có hạn, số hộ nghèo và cận nghèo lớn, nên nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn. Cụ thể, tính đến ngày 31/10/2024, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH là 271,5 tỷ đồng, tăng 253,9 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, một số hộ nghèo hoặc hộ đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ sản xuất kinh doanh hạn chế, thường xuyên chịu tác động của thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ, mất vốn, không còn nguồn để trả nợ ngân hàng làm phát sinh nợ quá hạn, lãi tồn.

Tại huyện Yên Minh, theo UBND huyện, việc nguồn vốn từ ngân sách địa phương hàng năm thấp cũng là vấn đề lớn nhất. Ngoài ra, việc phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng CSXH với các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, dạy nghề… ở một số xã chưa được quan tâm, thực hiện đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao.

Huyện Đồng Văn cũng gặp hạn chế về nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH. UBND huyện Đồng Văn cho biết, hiện nguồn vốn ngân sách huyện mới đạt 6,486 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,5% tổng nguồn vốn, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân và rất khó để đáp ứng tỷ lệ 11,9% tổng nguồn vốn theo chiến lược phát triển của ngành.

Ông Đỗ Quốc Hương – Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn
Ông Đỗ Quốc Hương – Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn

Cần đồng hành, sát cánh với người dân hơn nữa

Theo UBND tỉnh Hà Giang, trong quá trình chuyển đổi phát triển kinh tế hiện nay, nguồn vốn tín dụng CSXH ngày càng có vị trí quan trọng với vai trò là công cụ thúc đẩy, nhất là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Vì vậy, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động tín dụng CSXH là nhiệm vụ rất quan trọng đối với tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

Khó khăn đầu tiên phải khắc phục là hạn chế về nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH. UBND tỉnh Hà Giang cho biết, hằng năm, chính quyền tỉnh, thành phố và các huyện sẽ cố gắng bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho Ngân hàng CSXH đạt từ 15-20% tổng nguồn vốn trên mỗi địa bàn. Đến năm 2030, tỉnh Hà Giang đặt mục tiêu nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sẽ chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn tín dụng CSXH trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, về phía Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Giang cùng các Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH ở các huyện, UBND tỉnh Hà Giang cũng yêu cầu các cơ quan này cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho các hộ gia đình trong quá trình tìm hiểu thông tin cũng như thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn, trả nợ, trả lãi tiền vay.

Với huyện Yên Minh, việc tăng cường nguồn vốn ngân sách để ủy thác sang Ngân hàng CSXH của huyện cũng là ưu tiên hàng đầu. Đây là điều không dễ dàng, vì Yên Minh là huyện nghèo miền núi biên giới có địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt, trình độ dân trí thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số làm ăn và sinh sống. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu mà UBND tỉnh Hà Giang đã đề ra, UBND huyện Yên Minh đã và đang rà soát các nguồn vốn cho vay ưu đãi có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ chuyển giao hoặc ủy thác rồi tập trung vào một đầu mối thực hiện là Ngân hàng CSXH huyện Yên Minh. Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH huyện cũng cần cho vay theo một phương thức thống nhất để góp phần tạo lập nguồn vốn cho vay.

Còn theo ông Đỗ Quốc Hương – Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, bên cạnh việc tăng cường nguồn vốn ngân sách để ủy thác sang Ngân hàng CSXH của huyện, UBND huyện Đồng Văn sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội khác để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân.

“Với phương châm hoạt động “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” và tinh thần “Phục vụ tại nhà, giải ngân tại xã”, Ngân hàng CSXH cần phải luôn đồng hành sát cánh, mang vốn tín dụng chính sách của Chính phủ, địa phương đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, để xứng đáng là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng”, ông Hương cho biết.

Việt Khôi

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data