Airbus thắng lớn tại triển lãm hàng không quốc tế
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, hãng hàng không giá rẻ Air Asia của Malaysia đặt hàng 100 chiếc máy bay Airbus A321neo với tổng trị giá 12,5 tỷ USD. Đơn đặt hàng này đưa Air Asia trở thành đơn vị đặt hàng lớn nhất trong ngày thứ hai của triển lãm.
Cùng ngày 12/7, GoAir, hãng hàng không dân dụng lớn thứ 5 của Ấn Độ, thông báo sẽ mua 72 máy bay A320neo của Airbus, trong nỗ lực mở rộng thị phần của hãng tại Ấn Độ, thị trường hàng không dân dụng đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hợp đồng mua bán này có giá trị khoảng 7,7 tỷ USD.
Trước đó, hãng hàng không Virgin Atlantic của nước Anh và Donghai Airlines của Trung Quốc đã thông báo về các thỏa thuận mua máy bay trị giá nhiều tỷ USD tại Triển lãm Farnborough.
Airbus và Boeing, nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Mỹ, vừa nâng dự đoán về nhu cầu máy bay mới với dự báo rằng tầng lớp người giàu đang gia tăng ở châu Á sẽ tiếp tục giúp thúc đẩy hoạt động đi lại bằng đường không và bù đắp bất kỳ tác động ngắn hạn nào đối với nền kinh tế thế giới.
Trong thời gian qua, Airbus và Boeing đã “thụ hưởng” doanh số bán tăng mạnh với nhu cầu về máy bay tiết kiệm nhiên liệu mới và nhu cầu đi lại bằng đường không gia tăng, dẫn tới việc số máy bay đặt mua đã lên tới 13.500 chiếc tính đến cuối năm 2015, tương đương với gần 10 năm chế tạo với công suất như hiện tại.
Dù vậy, một số nhà phân tích tỏ ra thận trọng khi cho rằng những rủi ro kinh tế đến từ việc tăng trưởng của Trung Quốc giảm tốc hay quyết định của cử tri nước Anh về việc rời khỏi EU, có thể khiến số đơn đặt mua máy bay bắt đầu giảm hoặc thậm chí là bị hủy, nhất là đối với dòng bay hai lối đi.
Về triển vọng của thị trường máy bay thế giới, Boeing dự đoán các hãng hàng không sẽ cần 39.620 máy bay mới trị giá 5.900 tỷ USD trong 20 năm tới, tăng 4,1% so với ước tính của họ trong năm 2015. Còn về lưu lượng hành khách đi lại bằng đường không trong 20 năm tới, Boeing dự đoán con số này sẽ tăng 4,8%/năm.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
