agribank-vietnam-airlines

Agribank cõng vốn lên non

Nhật Minh
Nhật Minh  - 
Trong cuộc đời làm cán bộ tín dụng của những cán bộ Agribank vùng cao đã in dấu biết bao bước chân nơi từng vực sâu, núi thẳm trên khắp các nẻo đường cao nguyên đá...
aa
Nỗ lực cung ứng vốn, đẩy lùi tín dụng đen
Chắp cánh cho những khát vọng làm giàu

Một ngày mùa xuân, cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang hiện ra trước mắt chúng tôi đẹp như tranh vẽ với những mỏm đá tai mèo thâm sẫm, sừng sững chạm tới tận trời.

Ở cái nơi tưởng như giơ tay có thể chạm được vào mây và trời này, nơi chỉ thấy bốn bề là đá và đá, vậy mà chẳng bao lâu nữa từ những hốc đá đen xám, sù sì, đủ hình thù to nhỏ xếp chồng lên nhau một cách đầy ngẫu hứng của tạo hóa, màu xanh mướt của những thân ngô non sẽ vươn lên chẳng biết tự lúc nào, như chính sức sống mãnh liệt, bền bỉ, kiên cường của con người nơi vùng cao địa đầu Tổ quốc.

Agribank cõng vốn lên non
Cán bộ tín dụng Vàng Mí Sùng (trái) thăm hỏi tình hình sản xuất của hộ nông dân người Mông Thào Mí Nô

Những dấu chân cõng vốn lên non…

Theo chân những cán bộ tín dụng Agribank Hà Giang đã có một thời gắn bó máu thịt với mảnh đất Đồng Văn và đồng bào người Mông, chúng tôi tìm lên Đồng Văn để cảm và thấm sự khó khăn của cán bộ tín dụng vùng cao. Dù Đồng Văn của hai mươi năm về trước đến nay đã đổi thay quá nhiều, đường sá giao thông được cải thiện đã khiến diện mạo của cao nguyên đá đổi thay hàng ngày.

Nhớ lại những năm 90 của thế kỷ trước, Đồng Văn còn chưa có điện lưới quốc gia. Giao thông khó khăn, mỗi tuần chỉ có 2 chuyến xe xuất phát từ Hà Giang đi từ 5 giờ sáng đến 7 - 8 giờ tối mới lên đến Đồng Văn, nhưng có hôm xe hỏng còn phải ngủ lại ở dọc đường. Từ trung tâm huyện lỵ đi vào các xã chỉ toàn đường mòn, còn chưa có đường ôtô nên xe máy cũng không đi được.

Cán bộ tín dụng Agribank thời đó quen gọi việc mang vốn tín dụng đến với bà con dân tộc người Mông là “đi xã”. Việc đi xã bao giờ cũng kéo dài từ đầu tuần đến cuối tuần, cán bộ tín dụng phải đi bộ, một bên là núi, một bên là vực thẳm, chưa kể những ngày mưa gió, sương mù…

Trong cuộc đời làm cán bộ tín dụng của những cán bộ Agribank vùng cao đã in dấu biết bao bước chân nơi từng vực sâu, núi thẳm trên khắp các nẻo đường cao nguyên đá. Với điều kiện đường sá như thế, việc mang đồng vốn ngân hàng đến với đồng bào Mông thực sự quá khó khăn, cộng với trở ngại lớn nhất của cán bộ tín dụng vùng cao lúc đó chính là ngôn ngữ khi hầu hết đều từ dưới xuôi lên.

Ông Phí Duy Tân - Giám đốc Agribank Đồng Văn hiện nay cũng là người đã có hơn 20 năm gắn bó với mảnh đất này cho biết, tổng dư nợ của Agribank Đồng Văn khi đó (khoảng năm 1998) chỉ có 800 - 900 triệu đồng, điều kiện còn hết sức thiếu thốn, người dân thậm chí chưa hình dung ra vay vốn là gì.

Để tiếp cận với bà con đồng bào người Mông, những cán bộ tín dụng Agribank Đồng Văn khi đó thấm nhuần sâu sắc một điều: Muốn làm tín dụng vùng cao tốt thì phải làm dân vận tốt. Theo tinh thần đó họ đã đi xuống tận bản, ăn với dân, ở với dân, học tiếng của đồng bào, nói cho dân hiểu muốn làm kinh tế tốt thì phải có vốn, rồi bàn với dân về cách thức làm ăn. Từ chỗ lựa chọn ra các “nhân vật điển hình” là những người dân làm ăn hiệu quả nhờ đồng vốn Agribank, sau đó cán bộ tín dụng vận động những người có tiếng nói, có uy tín trong thôn, trong xã như trưởng thôn… để truyền tải thông tin đến đồng bào về việc sử dụng đồng vốn ngân hàng, để họ thấu hiểu và noi theo.

Từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng làm ăn, thoát nghèo. Với người Mông họ luôn có một niềm tin sâu sắc, hứa cái gì là làm cái đó. Không có tiền trả nợ thì họ đành phải để nợ quá hạn. Nhưng có tiền là trả ngay. Nắm bắt được tính cách đặc biệt này, những cán bộ tín dụng vùng cao Agribank thuở ấy đã đặt niềm tin vào đồng bào người Mông, mạnh dạn mang vốn đến cho bà con vay và “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn họ tỉ mỉ cách thức sản xuất…

Từ trên đất khó... nở hoa

Những đồng vốn ngân hàng cứ từ đó nhân lên, trong hai mươi năm ấy những cán bộ tín dụng vùng cao vẫn bền bỉ tiếp nối hành trình gieo đồng vốn trên rẻo cao. Vàng Mí Sùng là cán bộ tín dụng của Agribank Đồng Văn đã ngót 10 năm nay. Vào ngành theo chính sách tuyển thẳng con em đồng bào dân tộc ít người, sau đó đưa đi đào tạo nghề về phục vụ công tác tại địa phương của Agribank, Sùng đã được đưa vào Tuy Hòa - Phú Yên tham gia chương trình đào tạo 6 tháng về nghiệp vụ ngân hàng và đưa về công tác tại chính huyện Đồng Văn, quê hương của Sùng. Việc một cán bộ tín dụng ngân hàng là người Mông đã tạo nhiều thuận lợi trong tiếp cận và tuyên truyền chính sách tín dụng.

Theo chân cán bộ tín dụng Vàng Mí Sùng qua những nẻo đường cheo leo hiểm trở, với hàng loạt khúc cua với một bên ôm sát núi, một bên là vực thăm thẳm, uốn lượn mềm mại như một dải lụa nhưng độ hiểm nguy không sao kể xiết, chúng tôi đặt chân vào thôn Thài Phìn Tủng, xã Thài Phìn Tủng để đến với nhà của Thào Mí Nô, một hộ dân tộc Mông vươn lên làm giàu từ nuôi vỗ béo bò thịt điển hình của huyện. Từ 100 triệu đồng vay vốn của Agribank Đồng Văn, Thào Mí Nô mua bò thịt với giá khoảng 20 triệu đồng, sau 6 tháng vỗ béo, bò có thể xuất chuồng với giá bán ngoài 40 triệu đồng.

Đứng trước cơ ngơi khang trang với ngôi nhà mái bằng hai gian khang trang, rộng rãi, tương đối tiện nghi bên cạnh ngôi nhà trần tường, lợp ngói âm dương đặc trưng của người Mông vẫn còn được gia đình Thào Mí Nô giữ lại, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng cao hôm nay nhờ ý chí vươn lên thoát nghèo của bà con dân tộc người Mông và càng cảm phục, trân trọng hơn công sức của những cán bộ tín dụng ngân hàng đã mang đến sự ấm no, đủ đầy và cả sự thay đổi cơ bản về nhận thức, tư duy thoát nghèo cho những thôn bản vùng cao.

Ngoài nhà của Thào Mí Nô còn rất nhiều hộ gia đình khác, nhờ được vay vốn từ Agribank Đồng Văn đã mở rộng sản xuất và trở thành những gia đình khá giả. Hộ Sùng Mí Mua ở thôn Mo Pải Phìn, Sùng Là, Đồng Văn là một điển hình. Ngôi nhà của gia đình Sùng Mí Mua được xếp vào hàng to và đẹp nhất trong thôn. Với số tiền 40 triệu đồng ban đầu vay của Agribank Đồng Văn, lại được cán bộ tín dụng xuống tận nơi, tận tình hướng dẫn cách thức làm ăn, Sùng Mí Mua đã mạnh dạn mua bò sinh sản về nuôi, đến nay gia đình anh đã thoát nghèo và có đàn bò 4 con (theo giá thị trường khoảng 60 triệu đồng/con).

Ngoài ra, vợ chồng anh còn trồng ngô với khoảng 7kg giống hạt gieo trong một vụ, tiền thu được sinh sôi nảy nở giúp vợ chồng anh xây được nhà kiên cố, có nhiều thịt treo trong nhà và có xe máy để thuận tiện đi lại trong thôn, trong xã…

Ở khắp các thôn bản trên cao nguyên đá Đồng Văn này, ở đâu cũng có những khách hàng của Agribank, có người đã gắn bó, thân thuộc với ngân hàng từ mười mấy năm nay. Từ nguồn vốn của Agribank, đồng bào người Mông đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu loại bỏ tập tục canh tác lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và dần chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Những cán bộ tín dụng Agribank trực tiếp xuống tận các thôn, xã, theo dõi, nắm bắt tình hình, nguyện vọng của người dân; từ đó, có phương án đầu tư tín dụng kịp thời. Luôn nhiệt tình giúp đỡ các hộ trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn, giải ngân… sau khi được giải ngân, cán bộ tín dụng lại tích cực trực tiếp xuống kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng vốn của từng hộ.

Qua đó, vừa theo dõi được các hộ sử dụng vốn, vừa tham mưu, giải quyết những khó khăn với các hộ vay vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy, ngày càng nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ đồng vốn Agribank. Từ đó có thể khẳng định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo của vùng cao Hà Giang trong những năm qua, những đóng góp của Agribank là không hề nhỏ.

31 năm thủy chung, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những bước chân của người cán bộ tín dụng Agribank đã rong ruổi khắp các nẻo đường của Tổ quốc, từ miền xuôi đến miền núi, từ đồng bằng đến biên giới, hải đảo, đều ghi dấu bóng hình của Agribank.

Với số tiền 40 triệu đồng ban đầu vay của Agribank Đồng Văn, lại được cán bộ tín dụng xuống tận nơi, tận tình hướng dẫn cách thức làm ăn, Sùng Mí Mua đã mạnh dạn mua bò sinh sản về nuôi, đến nay gia đình anh đã thoát nghèo và có đàn bò 4 con (theo giá thị trường khoảng 60 triệu đồng/con).

Ngoài ra, vợ chồng anh còn trồng ngô với khoảng 7kg giống hạt gieo trong một vụ, tiền thu được sinh sôi nảy nở giúp vợ chồng anh xây được nhà kiên cố, có nhiều thịt treo trong nhà và có xe máy để thuận tiện đi lại trong thôn, trong xã…

Nhật Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data