agribank-vietnam-airlines

Agribank chi nhánh Mộc Châu: Giúp nông dân làm giàu trên thảo nguyên

Thanh Thuỷ
Thanh Thuỷ  - 
Anh Nguyễn Hữu Cửu, Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Mộc Châu chia sẻ, đồng vốn của Agribank đã góp phần thúc đẩy phát triển những thế mạnh kinh tế trên địa bàn như cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây chè, chăn nuôi bò sữa; dịch vụ du lịch và một số ngành nghề khác.
aa
Agribank chi nhánh Mộc Châu: Giúp nông dân làm giàu trên thảo nguyên
Chanh leo giờ là trái cây cho hiệu quả kinh tế đặc biệt cao

Không chỉ có vậy, đồng vốn của Agribank Mộc Châu còn góp phần tạo công ăn việc làm, thay đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, tăng thu nhập, phục vụ tốt kinh tế hàng hóa tại vùng nông nghiệp, nông thôn, nông dân; dần dần xóa bỏ kinh tế tự cung tự cấp; chung tay cùng địa phương thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn...

Như để minh chứng cho những gì mình nói, anh Nguyễn Hữu Cửu đưa chúng tôi xuống thăm vườn chanh leo của anh Phạm Văn Trình ở tiểu khu 34, xã Tân Lập – Mộc Châu, Sơn La. Anh chỉ cho chúng tôi xem những trái chanh leo căng mọng nằm trốn mình trong lá, chanh leo giờ là trái cây cho hiệu quả kinh tế đặc biệt cao, có bao nhiêu hết bấy nhiêu.

Hiện nay, diện tích trồng chanh leo của Mộc Châu đã là 150ha và trong năm 2018 sẽ là hơn 200ha. Đáng lưu ý là tất cả những hộ trồng chanh leo sẽ được Hợp tác xã (HTX) Chanh leo Mộc Châu hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đồng thời nhận bao tiêu sản phẩm. Trong trường hợp giá thị trường xuống thấp, HTX sẽ thực hiện mua với giá “bảo hiểm” để đảm bảo thu nhập cho những hộ trồng chanh leo.

Anh Phạm Văn Trình chia sẻ, khu đất này trước kia đầy sỏi đá trồng cây gì cũng khó thế nhưng nhờ có HTX chanh leo hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật trồng, nhờ có Agribank Mộc Châu cung cấp vốn mà gia đình tôi mới dám phá bỏ đi cây mận để mạnh dạn chuyển hướng sang trồng chanh leo.

1ha đất này nếu trồng mận chỉ cho thu hoạch khoảng 200 triệu đồng thôi, thế nhưng chuyển sang trồng chanh leo, thu nhập của gia đình đã đạt khoảng 400 – 500 triệu đồng/ha. Chính vì thế chỉ qua 1 vụ thôi anh đã có thể trả hết nợ cho ngân hàng. Anh Trình mong muốn, năm nay nếu Agribank Mộc Châu hỗ trợ cho vay mới khoảng 1 tỷ đồng anh sẽ đầu tư mở rộng diện tích trồng chanh leo của gia đình lên 5ha.

Anh Đỗ Hồng Phúc phụ trách tài chính, kinh doanh của HTX chanh leo Mộc Châu chia sẻ, chúng tôi hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho chanh leo nói riêng và nhiều loại trái cây khác của Mộc Châu nói chung trong thời gian tới, bởi hiện tại Mộc Châu đã khởi công xây dựng hai nhà máy chế biến hoa quả với quy mô lớn.

Hiện giờ chanh leo của Mộc Châu đã không đủ để cung cấp cho thị trường chính vì thế chúng tôi đang nỗ lực để mở rộng hơn nữa diện tích trồng chanh leo. Rất nhiều bà con đã đến để học tập mô hình, xin chuyển giao kỹ thuật, con giống... Điều chúng tôi luôn phải nhắc nhở, giám sát bà con khi tham gia quy trình là đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua quy trình kỹ thuật, từ khâu xuống giống, làm dàn, chăm bón... tất cả phải đảm bảo quy trình của Vietgap và lớn hơn nữa là Globalgap.

Chỉ có tuân thủ quy trình mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn là đảm bảo thương hiệu, giá trị của sản phẩm. Chính vì thế mà bất kỳ một hộ dân nào trong HTX không tuân thủ quy trình sẽ được HTX chúng tôi “loại” ngay.

Rời vườn chanh leo xanh mướt, chúng tôi được anh Cửu đưa đi thăm vườn rau an toàn của bác Nguyễn Thị Luyến, HTX rau an toàn tại bản Tự Nhiên, xã Đông San, huyện Mộc Châu.

Bác Luyến cười nói: "Không có Agribank Mộc Châu chúng tôi nào dám “mơ” đến cơ ngơi này! Nhờ có đồng vốn của ngân hàng chúng tôi mới có thể áp dụng những quy trình tiên tiến nhất vào nông nghiệp như xây dựng nhà lưới, nhà màn, hệ thống tưới tiêu tự động, rồi quy trình chăm sóc rau theo tiêu chuẩn Vietgap, hệ thống quyét mã QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm..."

Chính nhờ quy trình tiên tiến ấy mà rau của HTX đã thành thương hiệu, sản phẩm thu được giá trị cao được nhiều nơi bao tiêu sản phẩm. Qua đó mà thu nhập của xã viên tăng cao, đời sống ổn định, nhiều xã viên còn mở rộng diện tích trồng cây, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn...

"Vay ngân hàng giờ “dễ” lắm quy trình thủ tục đều đơn giản và nhanh chóng, lãi suất lại hợp lý nên người dân thích “vay” để làm ăn hơn là gửi tiền vào ngân hàng rồi", bác Luyến cho biết thêm.

Vâng chỉ cần nhìn con số huy động hơn 800 tỷ đồng của Agribank Mộc Châu với số dư nợ lên tới trên 1.800 tỷ đồng thì đủ hiểu Mộc Châu đang “đói vốn” thế nào. Và càng hiểu hơn nữa những nỗ lực hết mình để mang vốn cho đồng bào xoá đói, giảm nghèo mà cán bộ ngân hàng Agribank Mộc Châu đã và đang làm.

Rời thảo nguyên xanh bên tai chúng tôi vẫn văng vẳng lời của anh Phúc, chúng tôi mong Nhà nước, ngân hàng hỗ trợ để chúng tôi có đất xây dựng một kho lạnh để bảo quản nông sản cho bà con, có đất để xây dựng một mô hình chuẩn cho bà con các nơi đến tham quan học tập để từ đó làm giầu cho thảo nguyên, cho đất nước...

Thanh Thuỷ

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data