agribank-vietnam-airlines

ADB sẽ tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển của Việt Nam

P.Linh
P.Linh  - 
Ngày 23/02, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà đã có buổi tiếp và làm việc với ông Bruce Gosper – Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phụ trách về Quản lý Hành chính và Quản trị.
aa
adb se tiep tuc dong hanh cung su phat trien cua viet nam
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp và làm việc với ông Bruce Gosper – Phó Chủ tịch ADB phụ trách về Quản lý Hành chính và Quản trị

Tại buổi tiếp, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà vui mừng chào đón ông Bruce Gosper và đoàn công tác của ADB đến thăm và làm việc tại NHNN; đồng thời gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo, cá nhân ngài Phó Chủ tịch và các cán bộ của ADB vì sự đồng hành, hỗ trợ và hợp tác dành cho Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Phó Thống đốc nhấn mạnh, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đã đạt được trong hơn 30 năm qua có sự đóng góp rất quan trọng của các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có ADB. NHNN mong muốn ADB sẽ tiếp tục là đối tác tích cực trên con đường phát triển tiếp theo của Việt Nam.

Phó Thống đốc chia sẻ, năm 2022, Việt Nam duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát, kinh tế tiếp tục phục hồi nhờ các hoạt động sản xuất kinh doanh lấy lại đà tăng trưởng và các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 8%, lạm phát ở mức 3,15%, đảm bảo theo đúng mục tiêu đề ra.

Trong hai tháng đầu năm 2023, kinh tế tiếp tục đà phục hồi của năm 2022. Tăng trưởng trong thời gian tới tiếp tục được dự báo khả quan do mở cửa nền kinh tế, tác động tích cực từ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023, các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) được triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, những thách thức – những “cơn gió ngược” - vẫn còn đó: kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại làm giảm cầu của những nước đối tác và thị trường chính của Việt Nam, tác động tiêu cực đến các ngành sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo; lạm phát tiếp tục có xu hướng tăng,… Do vậy, cần có giải pháp hết sức thận trọng để điều hành kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát. Mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ đề ra trong năm 2023 là tăng trưởng khoảng 6,5%.

Trong bối cảnh đó, Phó Thống đốc vui mừng khi quan hệ hợp tác giữa ADB với Việt Nam nói chung và NHNN nói riêng vẫn có hiệu quả và ngày càng phát triển. ADB là một trong những nhà tài trợ hàng đầu trong việc cung cấp nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho Việt Nam.

Đến nay, ADB đã dành hơn 17 tỷ USD cho Việt Nam thông qua hơn 500 chương trình, dự án trong nhiều lĩnh vực. Các chương trình, dự án này đều được xây dựng gắn với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ, tập trung trên nhiều lĩnh vực quan trọng như kết nối giao thông, phát triển đô thị, cải thiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế có chất lượng cao, hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu và tăng tính bền vững môi trường, giúp hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà mong muốn ADB sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, thực hiện các cam kết tại COP26; các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, như chuyển đổi số, số hóa hoạt động ngân hàng, kết nối thanh toán…

Về phía ADB, Phó Chủ tịch ADB Bruce Gosper đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế mạnh mẽ mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2022 và triển vọng trong năm 2023.

ADB vui mừng vì được đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; đồng thời cảm ơn sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ của Chính phủ và NHNN. Việt Nam là đối tác chính và quan trọng của ADB cùng tham gia vào xu hướng chuyển dịch chuỗi cung trên toàn cầu và sự phát triển của chế biến, chế tạo, công nghệ cao,…

Phó Chủ tịch ADB nhấn mạnh, năm 2023 đánh dấu kỉ niệm 25 năm thành lập Văn phòng ADB tại Việt Nam (VRM) và khẳng định ADB sẽ tiếp tục đồng hành, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch ADB Bruce Gosper cũng đã chia sẻ về mô hình hoạt động mới của ADB, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và lợi ích của các đối tác thành viên.

P.Linh

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data