93% số doanh nghiệp sẽ được gia hạn nộp thuế 5 tháng
![]() | Quyết tâm hoàn thành mục tiêu kép |
![]() | Chính phủ đã phản ứng chính sách rất nhanh nhạy |
![]() | Chung tay cùng vượt qua khó khăn |
Trong cuộc họp báo chuyên đề tháng 3 chiều ngày 11/3/2020, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo đang xin ý kiến góp ý về Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ thị trường.
Theo dự thảo này, sẽ gia hạn 5 tháng cho số thuế giá trị gia tăng phải nộp của các tháng 3, tháng 4 và tháng 5, thuế giá trị gia tăng quý I, và quý II và tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020.
Đối tượng thụ hưởng của Nghị định này là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc ngành nghề kinh tế cấp 2 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, đối tượng được gian hạn nộp thuế và tiền thuê đất lần này trong dự thảo Nghị định này chia làm 3 nhóm:
Nhóm các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định hướng dẫn thi hành luật này.
Theo số liệu của ngành thuế, trong tổng số các doanh nghiệp đang kê khai và nộp thuế thì có tới 93% là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Như vậy, sẽ có hơn 93% doanh nghiệp của cả nước được chậm nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Nhóm 2 là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Sản xuất, chế biến thực phẩm; Dệt, sản xuất trang phục; Sản xuất giày, dép; Sản xuất sản phẩm từ cao su; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; Sản xuất, lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống).
Nhóm 3 là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành: Vận tải đường sắt; Vận tải đường bộ; Vận tải đường thủy; Vận tải hàng không; Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, nhưng chỉ cần 1 ngành nghề có trong số những ngành nghề trên cũng sẽ được gia hạn nộp thuế, ông Nguyễn Đình Thi – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính giải thích.
Như vậy, ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành gồm như du lịch và xây dựng bất động sản, lắp ráp ô tô thì sẽ được gia hạn thuế do trong đó có ngành du lịch được xác định là chịu tác của Covid-19.
Theo dự thảo, thời gian nộp thuế sẽ như sau:
- Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 3 năm 2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020.
- Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 4 năm 2020 chậm nhất là ngày 20/10/2020.
- Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 5 năm 2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020.
- Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 6 năm 2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.
- Thời hạn nộp thuế GTGT Quý 1 năm 2020 chậm nhất là ngày 30/9/2020.
- Thời hạn nộp thuế GTGT Quý 2 năm 2020 chậm nhất là ngày 30/12/2020.
Để gia hạn thuế, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất đối với các khoản thuế, tiền thuê đất được gia hạn theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan thuế quản lý chậm nhất là ngày 31/5/2020 (theo phương thức điện tử hoặc phương thức khác do người nộp thuế lựa chọn).
Tại họp báo các nhà báo đã hỏi căn cứ nào để gia hạn thuế 5 tháng mà không phải 6 tháng, ông Phạm Đình Thi giải đáp: “Thẩm quyền của Chính phủ chỉ được thế”. Vì theo Luật quản lý thuế (Điều 50) là được gia hạn nộp thuế trong trường hợp việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định. Nếu gia hạn hơn 5 tháng thì sẽ ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách 2020 đã được Quốc hội quy định.
Cũng theo quy định, để được gia hạn, giãn thời gian nộp thuế thì người nộp thuế phải kê khai mức độ thiệt hại và được chính quyền địa phương, được cơ quan bảo hiểm xác nhận.
Nhưng để tạo thuận lợi cho những đối tượng nộp thuế chịu ảnh hưởng của COVID-19, thì cứ là đối tượng được quy định trong Nghị định là được gia hạn, không cần phải xác định thiệt hại, ông Thi giải thích.
Đặc biệt Nghị định này sẽ không cần thông tư hướng dẫn mà sẽ có hiệu lực thực hiện ngay khi được ban hành vì trong nghị định đã quy định rất rõ, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
