700 doanh nghiệp ở Venezuela phải đóng cửa do siêu lạm phát
![]() | Venezuela loại bỏ đồng USD khỏi thị trường hối đoái |
![]() | Hành trình dẫn đến khủng hoảng tại Venezuela |
![]() |
Hoạt động tại một doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Venezuela. (Nguồn: Venezuela Today News |
Theo ông Olalquiaga, phần lớn các doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động trong thời gian qua không phải vì thiếu nguyên vật liệu mà do không có thị trường tiêu thụ.
Ông cũng khẳng định Venezuela đã không còn là một đất nước công nghiệp bởi vì những dây chuyền tạo ra công nghiệp hóa tại quốc gia Nam Mỹ này đã bị phá vỡ.
Chủ tịch Coindustria khẳng định hiện Venezuela phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu, phụ tùng và chỉ có thể thực hiện công đoạn lắp ráp các thành phẩm.
Trong khi đó, một quốc gia công nghiệp hóa cần phải sản xuất hoặc biến đổi nguyên liệu thô thành các linh kiện, phụ tùng trước khi đến giai đoạn lắp ráp.
Theo số liệu của Quốc hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong 1 năm qua đang ở mức 833.997%, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát của Venezuela có thể lên tới 10 triệu % trong năm 2019.
Hiện Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đang triển khai Kế hoạch hồi phục kinh tế nhằm thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái trầm trọng hiện nay./.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao
