agribank-vietnam-airlines

60 năm nỗ lực, đổi mới vì một Ngân hàng Trung ương hiện đại

Minh Khuê
Minh Khuê  - 
Đào tạo, tổ chức, đổi mới, nâng cao năng lực trình độ công tác cán bộ các cấp... là mắt xích quan trọng để thúc đẩy những cải cách có ý nghĩa. Sáu thập kỷ qua, cùng với dòng chảy lịch sử 70 năm Ngân hàng Việt Nam, Vụ Tổ chức cán bộ (NHNN) dù ở giai đoạn, hoàn cảnh nào cũng đều luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh: phụng sự, cống hiến, nỗ lực đóng góp cao nhất vào sự nghiệp phát triển và đổi mới của NHNN nói riêng và của ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung.
aa

Từ những ngày gian khó

Nhìn lại lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển của Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB), thành tựu lớn nhất cống hiến cho ngành Ngân hàng là đội ngũ cán bộ, công chức được khẳng định cả về chất và lượng qua từng năm tháng. Từ cái nôi Vụ TCCB, nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo của Ngành như đồng chí nguyên Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, các đồng chí Phó Thống đốc Vũ Thị Liên, Đặng Thanh Bình, Nguyễn Kim Anh.

Còn nhớ, Phòng Hành chính - Nhân sự (sau được đổi tên thành Tổ chức - cán bộ) là một trong số các đơn vị đầu tiên ra đời từ những ngày đầu thành lập ngành Ngân hàng. Khi đó, nhân sự chỉ vẻn vẹn vài ba cán bộ, tới năm 1954, do đòi hỏi của kháng chiến chống thực dân Pháp và yêu cầu phát triển của Ngành, Phòng được tăng lên 11 đồng chí. Những nhân sự thời kỳ đầu chủ yếu là con, em của công nhân, nông dân, trí thức theo cách mạng đi kháng chiến được điều động từ các chiến khu, các mặt trận khói lửa Bình Trị Thiên, Khu 3, Khu 4 và chiến khu Việt Bắc sau này về Thủ đô đảm trách công tác tổ chức cán bộ của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Nhận thức được vai trò có tính quyết định của yếu tố con người nên ngay từ rất sớm, Phòng Tổ chức - Cán bộ đã đề xuất các phương án nhằm gấp rút xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ cho Ngành. Thúc đẩy đào tạo, bồi dưỡng để tăng cường cán bộ cho Ngành luôn là nhiệm vụ xuyên suốt, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, từ nơi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đóng trụ sở tại ATK Chiêm Hoá, Tuyên Quang tới lớp học dưới tầng hầm toà nhà 49 Lý Thái Tổ.

Những cán bộ trẻ thời kỳ đó được đào tạo chủ yếu bổ sung cho các vụ, cục, một số tỉnh. Mà trong số đó, nhiều người sau này trở thành lãnh đạo Ngành như: đồng chí Nguyễn Duy Gia, đồng chí Lê Văn Châu, đồng chí Nguyễn Ngọc Oánh… Không chỉ đào tạo trong nước, năm 1956, lần đầu tiên hơn 50 cán bộ của Ngân hàng Quốc gia được lựa chọn sang Bắc Kinh, Trung Quốc đào tạo trung cấp ngân hàng.

60 nam no luc doi moi vi mot ngan hang trung uong hien dai
Đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thống đốc NHNN, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ gặp mặt đội ngũ cán bộ, công chức Vụ Tổ chức cán bộ vào tháng 01/2020

Và khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, ngay thời gian đầu, đã có sự tham gia, đóng góp vô cùng quan trọng của Phòng Tổ chức - cán bộ. Vai trò này càng được khẳng định đậm nét trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngân hàng. Tháng 10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Tổ chức - cán bộ cũng được nâng cấp thành Vụ Tổ chức và Cán bộ.

Thời kỳ miền Bắc bắt tay vào thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ nhất, trước nhu cầu bức thiết về cán bộ, cùng với các chương trình đào tạo trong nước, trong 10 năm (1960-1970), Vụ Tổ chức và cán bộ đã tham mưu Ban Lãnh đạo NHNN lựa chọn và cử hàng loạt cán bộ trẻ, có trình độ gửi đi đào tạo dài hạn ở các nước XHCN. Chính nhờ những giải pháp này mà lực lượng cán bộ của Ngành đã liên tục được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng đòi hỏi của đất nước. Rồi tới giai đoạn miền Bắc chuyển sang chế độ kinh tế thời chiến, vừa xây dựng CNXH vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cho chiến trường miền Nam, để duy trì, củng cố và phát triển mạng lưới Ngân hàng - Tài chính tại miền Nam, ngay từ năm 1959, thông qua công tác cán bộ, Vụ Tổ chức và cán bộ đã tham mưu cho Ban Lãnh đạo NHNN lựa chọn những cán bộ trẻ, trung kiên, giỏi nghiệp vụ vào công tác tại chiến trường miền Nam, trong đó đợt đi đông nhất vào tháng 5/1968 với số lượng 370 cán bộ. Đặc biệt, có một huyền thoại mang tên “Con đường tiền tệ” mà các cán bộ - chiến sĩ ngành Ngân hàng đã lập ra và vận hành có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ở đó, hàng nghìn cán bộ ngành Ngân hàng cũng đã trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu tại chiến trường.

Chuyển mình đổi mới

Đi qua những ngày tháng khói lửa chiến tranh đầy oai hùng, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, NHTW lại tiếp tục đứng trước thách thức phải bố trí đủ lực lượng vào tiếp quản các ngân hàng của chế độ ngụy quyền, xây dựng hệ thống ngân hàng cách mạng và đưa vào hoạt động. Để giải quyết nhiệm vụ cấp bách này, Vụ Tổ chức và Cán bộ đã làm việc ngày đêm để lựa chọn, điều động cán bộ của NHNN, các chi nhánh cùng hơn 500 học sinh, sinh viên các trường đại học và trung học của Ngành tăng cường cho miền Nam. Ngay tại TP.Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức lớp cấp tốc đào tạo sơ cấp đầu tiên với số lượng 500 học sinh. Nhờ các biện pháp linh hoạt này, Vụ Tổ chức và Cán bộ đã bố trí đủ cán bộ để thực hiện những nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Ngành thời điểm đó. Cuối năm 1976, để có thể cung cấp một cách lâu dài và có bài bản cán bộ cho các tỉnh phía Nam, Vụ Tổ chức và Cán bộ đã tham mưu thành lập cơ sở II của Trường cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng (tiền thân của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh ngày nay).

Đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Việc duy trì quá lâu cơ chế quản lý của thời kỳ chiến tranh với những cơ chế lạc hậu đã đưa đất nước vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sản xuất và lưu thông hàng hóa trì trệ, đời sống nhân dân khó khăn, lạm phát phi mã. Trong hoàn cảnh như vậy, Vụ Tổ chức và Cán bộ vừa phải căng sức giải quyết các nhiệm vụ chính trị đặt ra, vừa tích cực nghiên cứu tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn có tính căn bản, lâu dài. Năm 1977, Vụ Tổ chức và Cán bộ tham mưu cho Ban Lãnh đạo NHNN trình Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 163/CP ngày 16/6/1977 hình thành một cơ cấu tổ chức mới của NHNN. Trong đó, lần đầu tiên hình thành 5 ngân hàng chuyên doanh: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Thương nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương và quỹ Tiết kiệm xã hội chủ nghĩa. Đây là những manh nha đầu tiên về một hệ thống ngân hàng hai cấp sau này.

Thời kỳ này, tuy đang phải giải quyết những nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nền kinh tế ở trong tình trạng đỉnh điểm của khủng hoảng, song Vụ Tổ chức và Cán bộ vẫn lo bố trí cán bộ có kinh nghiệm sang giúp NHTW Lào và Campuchia.

Năm 1986, trong không khí đổi mới, Vụ Tổ chức và Cán bộ tiếp tục tham mưu cho Ban Lãnh đạo tổ chức lại bộ máy của NHNN Việt Nam. Theo đó, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong cả nước, gồm hai cấp Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc”.

Bước sang giai đoạn những năm 90 đến hết năm 2010, sau khi Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành, hệ thống Ngân hàng Việt Nam được đổi mới căn bản khi NHNN Việt Nam được tách ra đảm nhiệm hai chức năng: chức năng của NHTW và chức năng quản lý nhà nước của một cơ quan ngang bộ. Các NHTM, các TCTD thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Giai đoạn này, Vụ Tổ chức và Cán bộ được đổi tên hai lần: năm 1990 vụ đổi tên thành Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo; từ năm 2003 đến nay Vụ mang tên Vụ Tổ chức cán bộ.

Năm 1997, Pháp lệnh NHNN Việt Nam được nâng lên thành Luật NHNN Việt Nam (Luật được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12/12/1997), tạo cơ sở pháp lý vững chắc để NHNN thực hiện tốt hơn chức năng của một NHTW và chức năng quản lý nhà nước của một cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ. Vụ TCCB đã chủ động tham mưu cho Ban lãnh đạo và Ban cán sự Đảng NHNN hoàn thiện tổ chức bộ máy cũng như củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để NHNN hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần khẳng định vị thế và uy tín của NHNN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong quá trình xây dựng Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Vụ TCCB đã kiên trì giải thích, thuyết phục để các Bộ, ngành chức năng đồng tình ủng hộ để NHNN được áp dụng cơ chế tiền lương, cơ chế tuyển dụng và sử dụng cán bộ phù hợp với đặc thù của NHNN. Đây có thể xem là thắng lợi có tính lịch sử; việc đưa vào áp dụng các cơ chế này đã giúp NHNN giải quyết một cách căn bản những vướng mắc trong cơ chế hoạt động vốn đã tồn tại từ khi thành lập, đồng thời tạo điều kiện cho Luật NHNN mới được ban hành sớm đi vào cuộc sống.

Dấu ấn cải cách hành chính

Đặc biệt, trong 06 năm liên tiếp gần đây (2015-2020), NHNN đều được vinh dự dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số Cải cách hành chính các bộ ngành (Par-Index). Trong đó, có hai lĩnh vực là “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính” và “Cải cách công vụ, công chức từ năm 2016 đến nay,” luôn xếp vị trí dẫn đầu so với các bộ, ngành. Thành tựu này cũng là sự chắt chiu, những nỗ lực cố gắng, cống hiến thích ứng và thích nghi, không ngừng hoàn thiện trong công tác tham mưu của Vụ TCCB cũng như sự quan tâm, sát sao của Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN đối với công tác cán bộ.

Và những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao năng lực hiệu quả công tác cán bộ ngày càng mạnh mẽ của Vụ TCCB nói riêng và NHNN nói chung, Vụ TCCB đã tham mưu cho Thống đốc NHNN ban hành và triển khai thực hiện hệ thống “Sơ đồ vị trí việc làm” và Bản mô tả công việc ở tất cả các đơn vị, lấy công cụ này để các đơn vị làm căn cứ bố trí cán bộ phù hợp theo vị trí việc làm. Đây cũng là cơ sở để định biên, kiểm tra, giám sát, đánh giá, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại đơn vị. Khi xây dựng Nghị định số 16/2017/NĐ-CP (thay thế Nghị định 156/2013/NĐ-CP) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN, Vụ TCCB đã có những đóng góp không nhỏ vào việc bảo vệ giữ nguyên số đầu mối trực thuộc của NHNN gồm 20 đơn vị giúp Thống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng NHTW; 08 đơn vị tổ chức sự nghiệp; 63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo mô hình tương đương Tổng Cục.

Qua từng giai đoạn, tổ chức bộ máy của NHNN ngày càng được điều chỉnh, kiện toàn cho phù hợp với tiến trình hiện đại hóa công nghệ và đổi mới các hoạt động nghiệp vụ của NHNN. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc NHNN đã được quy định rõ, cụ thể, không chồng chéo, trùng lắp. Bên cạnh đó, NHNN đã phân định rõ đơn vị đầu mối, đơn vị phối hợp trong xử lý những nội dung công việc còn có sự giao thoa giữa các đơn vị.

Cùng với việc củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, Vụ TCCB đã tập trung nguồn lực cũng như tận dụng hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành. Năm 2013, Vụ TCCB tham mưu Thống đốc ban hành Đề án Đào tạo chuyên gia giai đoạn 2013 - 2020 và có 80 cán bộ trong độ tuổi dưới 45 được cử đi tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án này. Đến cuối năm 2020, có 40 cán bộ được công nhận hoàn thành chương trình đào tạo chuyên gia của NHNN.

Bên cạnh việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ của NHNN cũng luôn được Vụ TCCB sâu sát, quan tâm. Trong quản lý hồ sơ cán bộ, song song với việc thực hiện theo phương thức truyền thống, Vụ TCCB đã tham mưu với Ban lãnh đạo NHNN áp dụng tin học hóa cơ sở dữ liệu hồ sơ cán bộ và bước đầu thực hiện triển khai một số quy trình của công tác tổ chức cán bộ trên phần mềm hệ thống quản trị nhân sự của NHNN. Nhờ đó, công tác TCCB được chuyên nghiệp hóa hơn, giảm thiểu thời gian, tăng thêm độ chính xác, nâng cao chất lượng quản lý nhân sự và có ý nghĩa lớn về cải cách hành chính.

Nền tảng vững bước

Những kết quả, thành tích đã đạt được trong suốt giai đoạn vừa qua sẽ là nền tảng vững chắc để Vụ TCCB tiếp tục tham mưu cho Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN thực hiện công tác tổ chức, biên chế; quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thời gian tới, theo Vụ trưởng Vụ TCCB Đặng Văn Tuyên, những nhiệm vụ đặt ra cho Vụ TCCB là tiếp tục rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của NHNN theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính; hoàn thiện các chính sách về công tác cán bộ để đáp ứng yêu cầu quản lý công chức, viên chức trong thời gian tới.

Mặt khác, tiếp tục tham mưu cho Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của NHNN. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế tiền lương, thu nhập của NHNN, đảm bảo khoa học, phù hợp với tính chất hoạt động của NHNN và tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức làm việc. Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc tại NHNN bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác thi tuyển, đảm bảo công khai, minh bạch, tuyển dụng đúng người, đúng việc, qua đó đáp ứng kịp thời và đủ nhân lực có chất lượng cho toàn hệ thống NHNN.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, Vụ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức NHNN; nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành, đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác cán bộ, phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, và “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù có tốt, bộ máy cũng sẽ bị tê liệt”. Với Bác, Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây có giá trị. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng người có ích cho công việc chung. Ghi nhớ lời Bác, các thế hệ cán bộ, công chức Vụ TCCB luôn tâm niệm nâng cao bản lĩnh chính trị, không ngừng nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đoàn kết vì mục tiêu chung, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển bền vững của NHNN và toàn ngành Ngân hàng Việt Nam.

Ông Đặng Văn Tuyên - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

60 nam no luc doi moi vi mot ngan hang trung uong hien dai

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan NHTW nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định một trong ba khâu đột phá là nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực. Chúng ta cũng đang ở trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thực hiện chuyển đổi số quốc gia, đồng thời triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, trong thời gian tới, vụ sẽ tham mưu, đề xuất với Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN các chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực trụ cột của Ngân hàng Trung ương như: Chính sách tiền tệ; Thanh tra, giám sát ngân hàng; Thanh toán; Phân tích, dự báo, quản trị rủi ro; Quản lý dự trữ ngoại hối… Trong đó, xác định đào tạo, bồi dưỡng là khâu đột phá theo hướng đào tạo, bồi dưỡng cả kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc cho mỗi cán bộ. Sẽ thực hiện đồng bộ, liên thông các khâu: tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, thi sát hạch theo vị trí việc làm, luân chuyển, bố trí cán bộ để đội ngũ công chức NHNN hiện hữu có khả năng ứng dụng CNTT, có phương thức làm việc phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời, từng bước hình thành các lớp (nhóm) cán bộ cấp vụ, cấp phòng, chuyên viên nòng cốt, xuất sắc có thứ hạng trong hệ thống NHNN.

Minh Khuê

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data