6 tháng đầu năm, Viettel đạt lợi nhuận 21.300 tỷ đồng, vượt kế hoạch 24,7%
Cụ thể, doanh thu hợp nhất của toàn Tập đoàn Viettel đạt 110.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận hợp nhất đạt 21.300 tỷ đồng, tăng 10,2% và vượt 24,7% so với kế hoạch.
![]() |
Lợi nhuận đầu tư nước ngoài của Viettel đạt 1800 tỷ đồng |
Viettel đánh giá, mặc dù thị trường viễn thông trong nước cạnh tranh gay gắt và đã ở giai đoạn bão hòa, doanh thu của viễn thông trong nước của Tập đoàn vẫn tăng 2,9% so với cùng kỳ và đạt 70.000 tỷ đồng. Động lực tăng trưởng chủ yếu của viễn thông trong nước bù đắp cho đà suy giảm của doanh thu từ thoại và SMS là nguồn thu từ dữ liệu data với “cú huých" 4G, tỷ lệ tăng trưởng data là 17,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài các điểm nhấn về tăng trưởng doanh thu viễn thông, Viettel còn nổi bật với 3 chính sách kinh doanh mới, gồm: Triển khai các gói cước data ưu đãi nhằm chuyển dịch hành vi của khách hàng từ dùng data wifi sang dùng data trên di động; Tăng gấp đôi băng thông FTTH nhưng giá không đổi; Triển khai chương trình chăm sóc khách hàng Viettel++ đến toàn bộ gần 70 triệu khách hàng của Viettel.
Đặc biệt, ở dịch vụ chuyển mạng giữ số, đến cuối tháng 6, Viettel có số lượng khách hàng yêu cầu chuyển đến lớn nhất, với tỷ lệ 53% tổng nhu cầu toàn thị trường. Ngày 10/5/2019, Viettel cũng trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm mạng 5G.
Riêng khối viễn thông nước ngoài, tổng doanh thu từ các thị trường quốc tế của Viettel (gồm Viettel Global và thị trường Peru) đạt 810 triệu USD (gần 19.000 tỷ đồng), tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận của khối viễn thông nước ngoài (bao gồm Viettel Global và thị trường Peru) đạt tới gần 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng), hoàn thành 452% kế hoạch năm.
Đặc biệt, Myanmar là thị trường quốc tế mới đi vào hoạt động của Viettel nhưng đã đạt được các kết quả đáng kể. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, Mytel - tên thương hiệu của Viettel tại Myanmar - đã trở thành nhà mạng lớn thứ 3 ở Myanmar.
Hướng đến mục đích tiên phong kiến tạo xã hội số, trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Viettel đã ra mắt 3 đơn vị thành viên mới đều tập trung vào lĩnh vực công nghệ số.
Trong đó, Công ty An ninh mạng Viettel có vai trò là đơn vị bảo vệ an ninh trên không gian số. Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel là đơn vị nghiên cứu, chế tạo và sản xuất những thiết bị công nghệ 4.0 lưỡng dụng cả quân sự và dân sự. Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cung cấp các dịch vụ thanh toán số và dịch vụ dữ liệu.
Trước đó, Tổng công ty Giải pháp Viettel đã được thành lập nhằm cung cấp các giải pháp số hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.
Như vậy, tính đến tháng 6/2019, Viettel đã cơ bản hoàn thiện mô hình tổ chức của một nhà cung cấp dịch vụ số với các đơn vị chuyên trách ở các lĩnh vực: kiến trúc hạ tầng số, an ninh không gian số, nội dung số, thanh toán số, giải pháp số và thương mại số.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
