agribank-vietnam-airlines

35 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Di sản của Bác vượt thời đại, vẹn nguyên tính thời sự

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Trải qua 35 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”, những di sản của Người để lại vẫn mang tính phổ quát, vượt thời đại và  vẹn nguyên tính thời sự. 
aa

Khoá họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc UNESCO diễn ra tại Paris (từ ngày 20/10 đến 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 ghi nhận "năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”.

Nghị quyết khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia kỷ niệm và đề nghị Tổng giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp "bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người".

35 nam unesco ra nghi quyet vinh danh ho chi minh di san cua bac vuot thoi dai ven nguyen tinh thoi su
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Ảnh tư liệu

Công nhận của cộng đồng quốc tế với đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trao đổi với báo chí về ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các dân tộc, các nền văn minh khác nhau. Sự kết tinh giữa văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại đã mang đến cho Người một thế giới quan toàn diện, độc đáo.

Những nơi Người đã đi qua, thậm chí những nơi Người chưa từng tới nhưng tư tưởng, giá trị nhân văn, đạo đức và nhân cách của Hồ Chí Minh luôn mang sức lôi cuốn, lan tỏa mãnh liệt, tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hòa bình, công lý, dân chủ và tiến bộ xã hội ở nhiều nơi trên thế giới.

Với những "đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật", năm 1987, UNESCO đã ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất”.

“Nghị quyết là minh chứng hùng hồn khẳng định sự đúng đắn, chính nghĩa của sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh của nhân loại trước áp bức, bất công, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Nghị quyết cũng là sự cổ vũ, ủng hộ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế đối với công cuộc Đổi mới, phát triển đất nước của Việt Nam, để từ đó đất nước ta có được thành quả như ngày nay”, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định.

Vượt thời đại, vẹn nguyên tính thời sự

Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, di sản Hồ Chí Minh là một tổng thể thực tiễn và lý luận, bao gồm toàn bộ cuộc đời sinh động, sự nghiệp vĩ đại, tư tưởng tiến bộ, đạo đức sáng ngời, phong cách giản dị, cao quý của Người.

Di sản mà Người để lại mang tính phổ quát, vượt thời đại và vẹn nguyên tính thời sự, đó là độc lập tự chủ, giải phóng con người, đoàn kết quốc tế, coi trọng đa dạng văn hóa; diệt giặc dốt gắn với xóa nạn mù chữ; học tập suốt đời gắn với giáo dục toàn cầu; tết trồng cây gắn với bảo vệ môi trường…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhân dân ta giành Chính quyền, giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước và tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Đảng ta khẳng định kiên trì lấy Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.

Do vậy, sự vinh danh của UNESCO đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta khẳng định tính đúng đắn của lý tưởng và con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn và toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang kiên định đi theo nhằm hiện thực hoá mong ước của Người, đó là “đem lại độc lập cho dân tộc” “đem lại cuộc sống tự do, ấm no và thực sự hạnh phúc cho tất cả mọi người”.

Sự vinh danh này là nguồn động viên cổ vũ to lớn để mỗi Đảng viên chúng ta tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây cũng là minh chứng mạnh mẽ phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

“Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi lan tỏa và nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam, đồng thời khẳng định chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, chăm lo tới đời sống người dân và hội nhập quốc tế”, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhấn mạnh.

Thái Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data