agribank-vietnam-airlines

25 năm ngành Ngân hàng Ninh Bình: Tiên phong trợ lực cho phát triển kinh tế

Lan Hương
Lan Hương  - 
Tái lập tỉnh vào năm 1992 với xuất phát điểm rất thấp, đến nay sau 25 năm, tỉnh Ninh Bình đã khắc phục khó khăn, vươn lên mạnh mẽ đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế. 
aa
Bức tranh sáng của kinh tế Ninh Bình
Sức sống mới trên đất Cố đô

Đồng hành với chặng đường phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hệ thống các TCTD trên địa bàn đã phát huy vai trò dẫn vốn hiệu quả để trợ lực cho các chính sách phát triển. Bám sát vào nền kinh tế của tỉnh, ngành NH Ninh Bình cũng từng bước trưởng thành mạnh mẽ song không kém phần vững chắc.

25 năm ngành Ngân hàng Ninh Bình: Tiên phong trợ lực cho phát triển kinh tế
Một góc Thành phố Ninh Bình hôm nay

Không ngừng đổi mới

Ngành NH tỉnh Ninh Bình được tái lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/1992, đến nay đã có những chuyển biến nhanh chóng, tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các mặt.

Ngay từ những ngày đầu tái lập, ngành NH Ninh Bình đã tập trung vào công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Khi tái lập tỉnh, hệ thống NH Ninh Bình mới chỉ có Chi nhánh NHNN tỉnh, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Thực hiện đa dạng hóa các loại hình TCTD, năm 1993, thành lập NHTMCP Nông thôn Ninh Bình. Đây là NHTMCP nông thôn đầu tiên của các tỉnh phía Bắc và là NH ngoài quốc doanh duy nhất trên địa bàn tỉnh… Cuối năm 1994, thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ninh Bình, chủ yếu đầu tư tín dụng cho lĩnh vực công, thương nghiệp.

Để tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, đầu năm 2003, Chi nhánh NHCSXH tỉnh được thành lập. Năm 2006, thành lập thêm Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Tam Điệp trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ninh Bình, và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh.

Từ năm 2009 đến nay, đã thành lập thêm 5 chi nhánh NHTMCP gồm NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội, NHTMCP Hàng Hải, NHTMCP Liên Việt, và NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội. Hệ thống QTDND được thành lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bắt đầu từ năm 1995, đến nay đã có Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã tỉnh và 39 QTDND cơ sở, ở hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Việc kiện toàn bộ máy các TCTD đã tạo điều kiện để ngành NH Ninh Bình quan tâm và đáp ứng vốn cho tất cả các đối tượng tham gia vào sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, ngành NH Ninh Bình chú trọng tới công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc và đào tạo lại cán bộ để đáp ứng yêu cầu mới.

Bằng mọi biện pháp tích cực và hữu hiệu, trong suốt 25 năm qua, các TCTD trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã khơi tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư cần thiết, hợp lý của sản xuất kinh doanh, đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt và phương tiện thanh toán cho tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội của tỉnh. Vừa mở rộng mạng lưới hoạt động, vừa đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với lãi suất hợp lý, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Nhờ đó, nguồn vốn NH thường xuyên có sự tăng trưởng nhanh và bền vững. Tổng nguồn vốn huy động tại địa bàn của hệ thống TCTD khi chia tách tỉnh là 31 tỷ đồng, thì đến hết năm 2016 đã đạt trên 32.000 tỷ đồng (gấp hơn 1.000 lần so với cuối năm 1992).

Song song đó, hệ thống NH tỉnh đã mở rộng đầu tư vốn cho các công trình trọng điểm, các ngành mũi nhọn có hiệu quả kinh tế của tỉnh; đồng thời tập trung đầu tư vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cho vay các hộ sản xuất, hộ nông dân, các đối tượng chính sách, từ đó góp phần tích cực vào việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nhanh sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo.

Khi tái lập tỉnh, tổng dư nợ cho vay của hệ thống NH Ninh Bình chưa đạt ngưỡng 100 tỷ đồng, đã tăng nhanh lên mức 822 tỷ đồng vào cuối năm 2000, và đến hết năm 2016 đạt trên 58.000 tỷ đồng (gấp gần 600 lần so với cuối năm 1992). Những tồn tại trong công tác tín dụng, nhất là nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế từng bước được giải quyết, chất lượng tín dụng ngày một nâng cao. Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh dần giữa các thành phần kinh tế cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương.

Các dịch vụ NH ngày càng phát triển đa dạng và không ngừng nâng cao chất lượng, từng bước hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Đến nay, các chi nhánh NH trên địa bàn đã thực hiện thanh toán điện tử liên NH và hầu hết đã nối mạng trực tuyến với các TCTD cấp trên; tính đến đầu năm 2017 đã có 90 máy giao dịch tự động (ATM) và 199 điểm chấp nhận thẻ…

Hoạt động của ngành NH Ninh Bình trong những năm qua luôn bám sát và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời làm tốt vai trò chủ lực trong việc thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn NH đối với các tổ chức và cá nhân để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, ngành NH Ninh Bình đang tích cực triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động NH, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn...

Nặng gánh nhưng không chùn bước

Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình, ông Nguyễn Minh Khôi nhấn mạnh, cơ cấu nền kinh tế đa dạng đã tạo nên đặc trưng và thế mạnh cho tỉnh Ninh Bình, song cùng với đó cũng là gánh nặng cho hệ thống NH khi vừa phải đảm bảo thực hiện đầu tư vốn hiệu quả, vừa phải tạo được hiệu ứng lan toả trong những chính sách phát triển chung của tỉnh.

Theo đó, Ninh Bình hiện nay là địa phương đang tập trung phát triển mạnh về công nghiệp, du lịch và dịch vụ, song vẫn còn những đòi hỏi thiết yếu cho phát triển bền vững khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đối tượng chính sách. Trong khi đó nguồn vốn huy động tại địa bàn thường xuyên chỉ đáp ứng khoảng 60%-65% dư nợ cho vay, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Các TCTD phải sử dụng khoảng 40% nguồn vốn cho vay bằng nguồn huy động ngoài tỉnh và vốn điều hoà từ các TCTD cấp trên.

Đối diện thách thức về nguồn vốn, song trong năm vừa qua, ngành NH Ninh Bình vẫn đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, làm lực đẩy cho các ngành kinh tế của tỉnh phát triển hiệu quả. Bằng chứng là lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác phổ biến ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn. Một số NH còn cho vay theo chương trình ưu đãi lãi suất đối với khách hàng lớn với mức lãi suất thấp nhất là 5%/năm. Đối với cho vay trung và dài hạn lãi suất phổ biến ở mức 9-11%/năm, thấp nhất là 5%/năm.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Chi nhánh NHNN tỉnh luôn quan tâm, định hướng các NH, TCTD trên địa bàn tích cực tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính tốt, đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình, các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm thu hút khách hàng để mở rộng cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng đề ra.

Đến nay, dư nợ cho vay của hệ thống NH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã bám khá sát với cơ cấu kinh tế và định hướng phát triển của tỉnh. Dòng vốn tín dụng đã chảy vào các dự án kinh tế lớn của tỉnh, góp phần đưa sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển trở thành động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, trong thời gian qua đã tập trung đầu tư vốn cho các công trình trọng điểm sản xuất công nghiệp như các nhà máy ô tô, thép, may mặc, sản xuất linh kiện điện thoại, điện tử, sản xuất xi măng…

Sức bền của kinh tế tỉnh thêm điểm tựa với dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của các TCTD đến cuối năm 2016 đạt 12.552 tỷ đồng, tăng 25,88% so với đầu năm; chiếm 23,2% tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn. Vốn NH cũng đã chảy mạnh vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển, phù hợp với năng lực cạnh tranh và lợi thế của tỉnh.

Theo đó, dư nợ cho vay hỗ trợ DNNVV đạt 11.516 tỷ đồng, tăng 19,68% so với đầu năm, chiếm 21,35% tổng dư nợ; cho vay xuất khẩu đến 31/12/2016 đạt 476 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm, chiếm 0,88%/tổng dư nợ; cho vay phát triển du lịch đạt 769 tỷ đồng, tăng 11,29% so với đầu năm, chiếm 1,42% tổng dư nợ; cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 39 tỷ đồng...

Cùng với đó là các trợ lực khác đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững như chương trình bình ổn thị trường, cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp…

Tín dụng chính sách thông qua NHCSXH tỉnh cũng đã được giải ngân kịp thời, đúng đối tượng và kế hoạch được duyệt. Đến 31/12/2016 có 95.232 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, dư nợ đạt 1.919 tỷ đồng, tăng 6,84% so với đầu năm.

Nhiều khu du lịch, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án kinh tế lớn đã được triển khai có hiệu quả từ dòng vốn ngân hàng, khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương… phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những thành quả ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của nhiều thế hệ lãnh đạo, công nhân viên chức ngành NH tỉnh Ninh Bình trong suốt 25 năm qua. Và để tiếp nối thành công này, chặng đường trước mắt chắc chắn sẽ không ít chông gai. Bởi hiện nay, mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế, chưa bền vững.

Đối diện với các thách thức này, Chi nhánh NHNN tỉnh nói riêng và ngành NH Ninh Bình nói chung xác định không thể chậm chân mà cần tiếp tục đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các TCTD trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới.

Mục tiêu trong năm 2017 tới đây là mở rộng đầu tư tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô và phục vụ tăng trưởng kinh tế địa phương, đa dạng hoá các hoạt động NH, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ, tiện ích NH gắn với hiện đại hoá công nghệ, phát triển hệ thống thanh toán và thị trường tiền tệ.

Lan Hương

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data